29 thg 1, 2011

Chuyện xưa kể lại.


   Xa quê đã mấy chục năm, nhưng mỗi khi tết đến vẫn không quên được kỷ niệm của ngày xưa…
  …Tháng Chạp các cụ vẫn gọi là tháng “củ mật”, thường mưa phùn gió bấc, liên tiếp gối lên nhau mùa đông như kéo dài ra, đến nẫu gan nẫu ruột. Cây gạo, cây bàng đầu làng chỉ còn trơ lại những cành cây xương xẩu. Mới chập tối nhưng rất ít người đi lại, đường trong làng, ngoài xóm heo hút vắng vẻ, đường mấp mô, lại còn bốc lên mùi nồng nặc ngai ngái, khai khai của phân trâu bò. Thỉnh thoảng mới bắt gặp một người tay cầm đèn dầu và chiếc gậy lăm lăm dùng để đánh chó, trộm cắp nhiều nên nhà nào cũng nuôi chó có nhà tới vài ba con. Đêm về trời lạnh hơn, sương muối bao phủ quanh làng, gió thổi lùa qua bức liếp kêu cọt kẹt cùng với tiếng lộp độp của mưa rơi trên tàu lá chuối sau vườn càng thấy ảm đạm của mùa đông. Mỗi khi có tiếng động chỉ là con chuột chạy qua hay là tàu cau rơi, con chó nằm ở đầu hè giật mình cất tiếng sủa như báo cho chủ nhà rồi lại nằm im, quá nửa đêm nghe rõ tiếng của mấy con vạc đi ăn đêm về tranh nhau chỗ ngủ ở bụi tre ngoài ngõ. Về khuya đom đóm bay ra càng nhiều, có hôm bay cả vào nhà mỗi lúc như vậy bọn trẻ chúng tôi nằm im trong ổ rơm sợ không dám mở mắt chỉ biết ôm lấy nhau. Cả làng chìm trong đêm tối.
  Thầy tôi vẫn thường kể mấy nhà giàu ban đêm thường để vỏ chai, gạch vỡ, giáo mác để chống trộm mỗi khi mò đến nhà, nhà tôi ở trong xóm trộm cũng có vài lần lẻn vào nhưng không lấy được gì sáng ra mới biết dấu vết để lại, thầy tôi rất cẩn thận trước khi đi ngủ ông đi lại quanh nhà xem có thứ gì để bên ngoài phải cất đi, ra ngõ đóng cổng cài then. 
   Buổi tối thầy thường kể chuyện cho mấy chị em chúng tôi, sợ nhất ông kể chuyện mùa này quan âm hay về bắt người, nên trong làng không mấy ngày là không có đám ma cả già lẫn trẻ, có ông buổi chiều hôm trước còn gặp sáng ra đã nói chết, cho đến sau này tôi mới hiểu mùa đông các cụ già dễ bị bệnh tai biến, trẻ em mắc bệnh sởi, ho gà không có thuốc chạy chữa chết là phải.
  Sáng ra chưa rõ mặt người đã nghe tiếng gà gáy âm vang cả xóm, đúng là "tức nhau tiếng gáy" con nào, con nấy cố vươn cao cổ lên như báo hiệu buổi sáng là của riêng mình. Hay hơn cả là tiếng chửi rủa của các bà đêm qua bị mất con gà, ổ trứng, cái nồi, rổ khoai…nghe rất vần có bài bản, xen kẽ là tiếng khóc nỉ non của những nhà làm ma khô (sang cát) cho người chết cách đó ít nhất ba năm, cũng như tục lệ nhà nào có người mới chết, buổi sáng buổi tối đều khóc để tỏ lòng thương nhớ cho đến 49 ngày hoặc 100 ngày, thậm chí có nhà khóc hàng năm mới thôi...
   Bây giờ nhắc lại chuyện ấy con trẻ hỏi rằng “có phải đấy là cổ tích không ông”

TẢN MẠN CHUYỆN... MÈO NĂM MÃO

(dangnba) Mỗi khi Tết đến thầy Văn Như Cương thường hay làm thơ Đường và viết câu đối, năm con Trâu câu đối của thầy 
Năm Chuột đi, cháy nhà vẫn không ra mặt chuột
Tết Trâu đến, gẩy đàn liệu có lọt tai trâu? 
được mọi người khen là hay nhất.
 Sáng nay qua điện thoại thầy thông báo cho tôi có bài trên Tạp chí Tia sáng số Xuân, Vẫn hài hước, hóm hỉnh, thông minh của ông "Đồ  gàn Xứ Nghệ" ,  tôi post lên mọi người cùng đọc và suy ngẫm.
    Cuối cùng thì bác Hổ-Canh-Dần hung hăng cũng phải rút lui để nhường chỗ cho cô Mèo - Tân Mão mỹ miều bước tới, mặc dù có ý kiến cho rằng vì cô Mèo còn trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm, nên đề nghị để bác Hổ làm thêm nửa nhiệm kì và cô Mèo làm… Phó.
  Cái nguyên tắc “mỗi nhiệm kì chỉ đúng có một năm” này được thực hiện rất nghiêm ngặt, từ xưa tới nay không hề có ngoại lệ, và chắc là từ nay về sau cũng thế… Bởi vậy, mặc dầu chưa đến tuổi hưu và tiếng gầm còn to khỏe, nhưng bác Hổ không thể làm thêm một nhiệm kì như mong muốn. Đành phải chờ đúng 60 năm nữa, tức là đúng vào tháng giêng năm 2072, cố nhiên với điều kiện là tới lúc ấy cụ Hổ còn sống. Nhưng đã nói không được là không được, luật định như thế rồi.
  Cô Mèo và bác Hổ vốn không lạ gì nhau. Ông tổ của cô Mèo từng là thầy dạy võ cho ông tổ của bác Hổ. Là kẻ khôn ngoan và mưu lược, vị Mèo-Võ-Sư ấy đã không dạy hết bài, hết vở cho thằng Hổ-Đệ-Tử kia, vì nhìn qua cũng biết nó là kẻ phản trắc, không đáng tin. Phải đề phòng bất trắc chứ, con người còn lắm âm mưu nham hiểm nữa là con… hổ. Vì thế các anh chàng hổ hậu duệ ngày nay vẫn chịu chết không nắm được võ thuật leo cây, trèo tường là hai miếng võ độc của Mèo-Võ-Sư… Vì thế, bây giờ mỗi khi hổ hiếu chiến định gây sự, mèo chỉ việc leo tót lên ngọn cây là xong chuyện.
  Loài mèo là khắc tinh của giống chuột. Chẳng hiểu sao mèo (Mão) lại chịu đứng thứ tư trong danh sách 12 con giáp, mà anh chuột (Tí) thì lại được xếp thứ nhất. Tuy đứng số 1 nhưng nhác thấy số 4 là hồn vía chuột lên mây.
  Mèo vốn sinh ra là để bắt chuột, giúp cho Người khỏi bị loài gặm nhấm làm hại, nên loài người rất quý, rất yêu… Mấy thập niên gần đây mèo được hâm mộ và nổi tiếng hơn vì có một chính trị gia tầm cỡ đã tổng kết và phát biểu một triết lí rất hay, liên quan đến cách đánh giá loài mèo. Đó là: “Bất kể mèo trắng hay mèo đen, bắt được chuột chính là mèo tốt”… Thật là một triết lí sâu sắc về trò mèo chuột, và nghe nói chính cái triết lí “mèo chuột” đó (cũng còn được gọi là triết lí “hai con mèo”) đã làm cho đất nước của chính trị gia ấy trở nên hùng mạnh vào loại nhì ba thế giới.
  Như vậy là cũng có những con mèo không tốt, không bắt chuột ư? Có chứ, đó là những con mèo được nuôi làm cảnh, được chung sống cùng với ông bà chủ quý phái trong những ngôi biệt thự tiện nghi, sang trọng và… không có chuột. Chúng không bắt chuột vì không có chuột để bắt, nhưng không thể nói chúng là những con mèo không tốt. Không tốt mà sao lại được chủ của chúng quý như vàng?
   Lại còn có những con mèo, không những không bắt chuột mà tệ hơn, còn ăn hối lộ của chuột một cách trắng trợn, công khai… Những con mèo như vậy hiện nay khá nhiều, nhưng ngày xưa cũng không phải là ít. Chứng cớ có thể tìm thấy ở bức tranh dân gian “Đám cưới chuột” nổi tiếng thế giới (còn gọi là “Trạng chuột vinh quy”) ra đời từ 500 năm trước đây. Bức tranh vẽ một lũ chuột ngang nhiên làm tiệc cưới xin rất đình đám trước mắt một con mèo to bự nằm chắn ngang đường đi. Hóa ra chúng đã cử một số chuột mang chim nướng, cá rán… đến khúm núm dâng lên, mèo chỉ việc xơi cho đẫy và nhắm mắt cho lũ chuột muốn làm gì thì làm… Có bức tranh còn đề thêm vế đối “Thử bối đệ ngư: chít, chít, chít. Miêu nhi thủ lệ: miu, miu, miu…”. 
Trạng chuột vinh qui (Đám cưới chuột) - tranh Đông Hồ
  Nhìn vào bức tranh thì thấy trong số vật phẩm cung tiến không có phong bì như bây giờ, chắc là hồi trước chưa có cái lệ ấy. Nhân đây, muốn góp ý cho các nghệ nhân Đông Hồ là nên thêm một chi tiết vào bức tranh “Đám cưới chuột”: vẽ thêm một chú chuột cõng cái phong bì to đi trước hai chú mang chim nướng và cá rán vốn đã có.
  Không phải bao giờ người ta cũng quý mèo. Đã có một thời mèo được phong làm “tiểu hổ” và các món ăn chế biến từ thịt mèo trở thành đặc sản, thậm chí siêu đặc sản. Ở tỉnh Thái Bình, các quán nhậu “tiểu hổ” mọc lên như nấm, có những tiệc cưới sang trọng chỉ ăn toàn tiểu hổ. Tiếp theo đó là ở các tỉnh biên giới phía Bắc, dân ta thu mua tiểu hổ để xuất sang nước bạn Trung Quốc theo đường tiểu ngạch. Không hiểu do bên Trung Quốc giặc chuột hoành hành hay là cao tiểu hổ bỗng nhiên tăng giá? Chỉ biết rằng ở Thái Bình và các tỉnh biên giới, số cá thể mèo trở nên hiếm hoi và bè lũ chuột ăn tàn phá hại trở nên đông đúc...
  Năm nay là năm con Mèo, sang năm là năm con Rồng, tự nhiên lại nhớ đến vợ chồng người bạn. Ông chồng cầm tinh con mèo, còn bà vợ cầm tinh con rồng. Không biết trời xui đất khiến thế nào mà bà vợ hơn chồng đến 11 tuổi. Nhưng không sao, hai người sống rất hòa thuận… Tất nhiên sự chênh lệch về tuổi tác càng ngày càng trở nên rõ nét.
  Rồi vào một năm Mèo đi, Rồng đến, anh bạn tuổi mèo bỗng ra cho tôi một vế đối và thách tôi đối lại. Anh đọc giọng tỉnh khô: “Rồng lộn mèo phải đá”. Tôi hơi hoảng vì cho rằng vợ chồng anh có chuyện rồi. “Mèo phải đá” là anh ta định bỏ vợ ư? Nhưng vì sao cơ chứ? Vì Rồng lộn, tức là vợ anh lộn, nhưng lộn nghĩa là gì? Thế rồi anh ta phá ra cười: “Tớ tưởng cậu biết nói lái”… Tôi chợt tỉnh và đọc lại vế ra theo kiểu nói lái, và rồi cũng phá ra cười. Vế ra rất hay mà lại rất hợp cảnh ngộ của vợ chồng anh. Cho đến nay tôi chưa tìm được vế đối.

26 thg 1, 2011

TOÀN LÀ ĐỒ ĐỂU



   (dangnba) Tâm sự của một người không trúng vào cấp “Ủy…” tất nhiên phải là "Uỷ" nhớn, dạng truyện bịa như thật ai tin thì tin. Sau Đại hội XI mấy ông không trúng "Uỷ" nhưng còn chức cũng chẳng buồn  xuất hiện chắc chờ ngày bàn giao.

     Buồn lắm ông ạ! Bây giờ tôi càng rõ nhân tình thế thái. Vẫn mấy thằng, mấy con ấy, vẫn là nhân viên mình đấy, vẫn khuôn mặt ấy mà sao hôm nay trông chúng nó khiếp quá, dị ngợm quá. Tôi đi dự đại hội, chúng đến bắt tay, miệng cười hớn hở, nói liếng thoắng: “ Bọn em mừng lắm! Anh nhất định ở lại nhiệm kỳ này. Em đi đâu người ta cũng nói thế! Anh ở lại, thực hồng phúc cho bọn em. ”. Mà tôi cũng nghĩ thế, chắc như đóng gạch. Mọi cửa mình lo hết rồi, họ cần gì, mình “ chầu” nấy. Một ông giữ “ cửa” chính, trước đại hội mấy hôm, còn vỗ vai mình : “ Không cậu thì ai ở chức đó, mình ủng hộ cậu”. Còn điều nữa, mọi thông tin họp kín, tôi nắm được hết, biết tên mình nằm trong danh sách “ trúng cử”, nên yên tâm lắm. Thậm chí, ông biết không? Các “ đệ “ thân tín, không biết chúng moi thông tin từ đâu ra, đã chuẩn bị bữa tiệc mừng, mừng cho tôi ở lại chức vụ này! Cũng trước đại hội mấy hôm, bà xã tôi đi chùa, đấy cái chùa to nhất nước đấy, linh nhất nước đấy. Mỗi bức tượng tôi “cúng” gần cây vàng, mà ngần ấy tượng, ông thử nghĩ xem, tôi “ cúng” chùa là bao nhiêu, để các thần phù hộ…
   Tôi bước vào đại hội với phong thái tự tin y như chuẩn bị bước lên sân khấu trao bằng khen có chữ ký của mình cho cấp dưới. Nhưng mấy ai học được chữ “ ngờ”. Đau quá!
    Tôi không nghĩ đại hội này lại dám làm việc đó! Từ trước đến giờ, ông cứ nghĩ mà xem, đại hội chỉ là hình thức thôi, mọi việc “ an bài” từ tám hoánh rồi, tất cả được đúc khuôn chằn chặn, ai còn đi đẽo vuông, chẻ dọc làm gì!!! Tôi lại nghĩ, bên ngoài bàn ra, tán vào thậm chí “ chọc ngoáy”, xin lỗi, quá đuôi chuột ngoáy lọ mỡ, làm gì được nhau. Hóa ra cũng không phải ông ạ! Đại hội lần này, có lẽ lần đầu tiên, các đại biểu dám làm một việc mà các đại hội trước, đại biểu không dám làm, là có người bỏ phiếu không bầu người đã được hội nghị cấp trên dự kiến. Tôi nằm trong số đó, chứ đâu ! Thật là đau hơn hoạn. Cái tôi khinh thường, hóa ra chính điều đó, lại “ giết” tôi. Tôi đang thở đây, đang nói chuyện với ông đây, nhưng thực ra là…chết rồi! Chết thực sự rồi! Ông không tin à?
     Bọn nhân viên trong cơ quan này, ông quan sát thái độ của chúng nó đi, từ hôm biết tôi không trúng vào cấp “ Ủy…”, chúng coi thường tôi ra mặt. Bắt tay thì hời hợt, vẫn chào hỏi nhưng để lấy lệ, chứ không xoắn xuýt, thậm chí có thằng, mọi lần thấy tôi từ xa đã vội chào hỏi, còn bây giờ thoáng thấy tôi đã vội lẩn tránh. Vì chúng biết, chức của tôi tuy vẫn còn, không vào được cấp “ Ủy…”, chức chỉ còn tồn tại tính bằng ngày, hôn hít, bợ đỡ để làm gì! Chúng nó tìm đến cấp phó của tôi vừa trúng vào “ Ủy…” chuẩn bị sắp tới lên chức thay tôi, để khen, y như dạo nào tôi chuyển sang cơ quan này: “ Anh sang đây lãnh đạo, thực là con mắt tinh tường của cấp trên.” . Xin lỗi ông, tôi không bỏ ra vài chục tỷ, ngồi đấy mà mơ, thằng kia cũng thế thôi, hơn gì tôi. Có hơn, là nó thuộc diện “ con ông cháu cha” đỡ khoản chạy chọt hơn tôi một tý. Rồi mấy ông cấp “trên”, ngày mình còn trong “ Ủy…” khi xuống cơ quan, các bố ấy cũng trong “ Ủy…” bắt tay, nét mặt hồ hởi, cười hồng hào, tươi tắn… Mình cần gặp lúc nào cũng được, bây giờ, muốn gặp phải hẹn trước vì “ Ông thông cảm, sau đại hội, nhiều việc lu bù quá! Lúc khác nhé!”. Các bố ấy biết, lúc này mình không là gì, quả chanh vắt sắp hết nước chuẩn bị vứt, không hơn nên khinh ra mặt. Các ông ấy đánh “ quả” với người khác. Mà ông tính một dự án lớn, đâu phải chỉ ngày một, ngày hai, cần cả … một nhiệm kỳ, mà tôi thì…  hết " Ủy..." là sắp mất chức rồi. Tôi thấy câu nói của cha ông “ Còn tiền, còn bạc còn đệ tử. Hết tiền, hết gạo, hết ông, tôi…” cấm có sai. “ tình đồng chí” bạc như vôi, ông ạ!
    Qua chuyện này tôi mới nghiệm ra rằng, chạy chức y như một cuộc đua “ maratong”. Cái ngu nhất của tôi, là hiếu thắng, khinh địch, không biết phân bổ “ sức lực”, lúc nào cần nhanh, lúc nào cần chậm, lúc nào khiêu khích “ địch thủ” để họ mắc lừa mình… Đối thủ của tôi, trên đường đua, toàn cao thủ, không nói nhiều, gần như  không để ý đến tôi, cũng không nóng mặt khi tôi “chọc giận”, cũng không “vội vã” khi tôi chạy nhanh… mà quan trọng, khi gần đến đích, họ vẫn còn sức lực, còn tôi hụt hơi… hụt hơi một cách thảm hại. Đã tưởng “ chạy” như thế là giỏi, hóa ra vẫn thua họ, thua nhiều kiểu. Mất cảnh giác, tưởng chắc thắng một trăm phần trăm, ai ngờ, hóa ra là thua trắng tay khi bỏ phiếu. Tưởng có bệ đỡ, ăn ngon ngủ kỹ, có ai dè, bệ ấy cũng mục. “ Đến như tôi cũng bị chúng “ chơi ” thì cỡ như ông, chúng coi ra gì! Mưu lược tôi có thừa, thân tín vô số, thủ đoạn nhiều chiêu, cuối cùng cũng không lại được với chúng nó. Một mình địch thế nào với cả chục thằng ngu nhưng lắm phép cùng thống nhất diệt tôi”. Cái ông cấp “ trên” tôi đang hy vọng là chỗ dựa của mình, sau đại hội, gặp tôi ngán ngẩm, lắc đầu nói như thế đấy, ông thấy có đau không ? Thực ra tính tôi hơi bỗ bã, vui đâu chầu đấy, không để ý, kề cận đại hội, thấy nét mặt ông ấy căng thẳng, má gầy tóp lại, mắt trũng sâu, hai vai gầy trông như rụt lại, rồi vợ ông ấy chăm đi lễ chùa, nghe đâu ra tận Quảng Ninh để tìm thầy, mình vẫn không để ý, vẫn tin ông ấy là chỗ “ đệm an toàn” cho mình… Sau đại hội, Số ông ấy, té ra cũng chẳng hơn mình. Chỉ hơn mình, ông ấy gần “ mặt trời” nên biết số phận mỏng hơn cánh dán, vì không thuộc ê kíp, nên bị đứng ra ngoài rìa “ một cách hợp pháp”. Cũng là tự động viên, ông ấy còn như vậy, thì mình cũng không phải xấu hổ khi không trúng vào “ Ủy…”. Ngẫm ra, mình còn hơn ông ấy, nào là tiền trong tài khoản của con kha khá, hai đứa cũng học và lấy chồng ở nước ngoài,  rồi cái trang trại to đùng trên Hòa Bình, rồi nữa, vài cái biệt thự lớn ở miền trung… Thế cũng là gần tròn vẹn cho cái tuổi sắp về hưu. Còn ông ấy, cứ tưởng sau đại hội này còn lên, mải lo đến chức vụ ấy, đâm đầu vào chuyện ấy, cạn tiền về lo lót ấy, bạc tóc, hao sức về những mưu mô ấy, cuối cùng như công dã tràng, lại còn khốn khổ hơn, chuyện có tiền dưỡng tuổi già, chắc chắn không hơn tôi… Nghĩ thế , mình cũng an ủi phần nào. Chỉ có vợ tôi là tiếc, từ hôm tôi không trúng vào “ Ủy…” nhiều đêm bà ấy không ngủ, than vắn thở dài nói chồng ngu, nói mình dại, không biết giúp chồng đi cửa sau cho khéo, rồi những lễ lạt, quà biếu, du hý, tham quan, cắt băng khánh thành…để có lộc... không còn nữa. Bà ấy tiếc nhất, từ nay trong hội “ vợ quan to” chắc chắn sẽ phải đứng ngoài,  không được lên ti vi, màn ảnh… Bà ấy khóc rấm rức: “ … Tôi tưởng ông còn tại vị một nhiệm kỳ nữa, tôi thấy ai cũng nói thế, cấp trên ông nói thế, thánh thần nói thế… thế mà không phải. Toàn là đồ đểu!” .
     Nghe vợ tôi nói như vậy, chỉ tý nữa tôi cho bà ấy ăn cái tát. May mà mình còn kìm lại được! Mình có không trúng vào " Ủy..." , sắp mất chức thì cũng phải " văn hóa " một tý chứ! Đúng không ông?

23 thg 1, 2011

CHUYÊN KỂ BÊN LỀ ĐH

   Thứ sáu tuần trước được nghe phát ngôn chính thống về ĐH XI , để thấy tầm quan trọng “cả nước chưa đâu được nghe theo chỉ đạo của Ban tuyên giáo TƯ”, nhưng tất cả những tin này đã “rò rỉ” nhiều người biết.
  Phải khẳng định rằng ĐH lần này có nhiều cái mới diễn ra trong hội trường so với các ĐH trước, nhiều vấn đề được tranh luận sau đó phải lấy ý kiến bằng phiếu kín: Đó là chuyện về sở hữu tư liệu sản xuất chiều tối 18-1 vẫn chưa ngã ngũ nhiều đại biểu đã lên tiếng tại tổ thảo luận và tại phiên toàn thể, rằng cần phải xem lại dự thảo Cương lĩnh đại hội XI nói rằng phải tiếp tục xác lập công hữu tư liệu sản xuất như một bản chất của xã hội XHCN có hai luồng ý kiến khác nhau một cách công khai.
Nhân sự Đại hội là vấn đề nóng, ĐH đã đưa thêm hơn nhiều so với BCH khoá X đề cử, xung quanh ông tiến sỹ NTN Đại hội đề cử, ( NTN bầu vào Thành uỷ chỉ có 15 phiếu trên 400, BCT chỉ có 2/15 phiếu đề cử) nhưng khi đưa ra Đại hội bầu lại trúng với số phiếu cao!
   Ý thức trách nhiệm của mỗi đại biểu trước lá phiếu, họ biết ai nên ở, ai ra đi, sau kiểm phiếu không dưới 10 vị hàm Bộ trưởng có cả uỷ viên BCT bị “out”, kể cả ông giữ “thanh bảo kiếm” của Chính phủ, BCH khoá X cũng không ngờ là vậy các ông đi sớm quá, có Uỷ viên TƯ còn nói cố gắng lắm nhưng biết làm sao mọi điều do ĐH quyết định. Bộ chính trị trị dự kiến 17 uỷ viên nhưng bầu chỉ được 14, danh sách ông Trương Tấn Sang báo cáo trước ĐH sáng 19-1 thể hiện số phiếu từ cao xuống thấp có một vài tờ báo xếp TBT đầu tiên:     
  Trương Tấn Sang, Phùng Quang Thanh, Nguyễn Tấn Dũng , Nguyễn Sinh Hùng, Lê Hồng Anh, Lê Thanh Hải, Tô Huy Rứa, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Quang Nghị, Trần Đại Quang, Tòng Thị Phóng, Ngô Văn Dụ Đinh Thế Huynh, Nguyễn Xuân Phúc
Khóa trước Bộ chính trị có 15 ủy viên với tuổi đời bình quân là 59,8 tuổi. Bộ chính trị khóa này có tuổi đời bình quân là 61,2 tuổi. Hai vợ chồng ông HĐV còn mời cả thầy phong thuỷ về chấn trạch, yểm bùa, quay hướng bếp, chặt cây, chuyển cây nhưng vẫn không cứu nổi có thể gặp thày rởm.
   Bầu Ban bí thư cũng không đạt như ý muốn, đề cử nhiều, dự kiến 6 nhưng chỉ bầu được 4. Bộ chính trị vẫn chưa họp, nhưng theo Điều lệ sẽ cử một số ủy viên trong Bộ chính trị tham gia Ban bí thư.
  Mấy ngày nay trên báo mạng lan truyền xì xầm chuyện về “3D” kể cũng hay, hài hước hơn có tờ báo khuyên BCH nên thử ADN để biết con ai hay con Giời.

21 thg 1, 2011

Xe ô tô Camry vẫn chỉ là giẻ rách!


TS Lê Đăng Doanh, nguyên viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế TƯ
"Đối với người bình thường, có được ô tô đã là sang lắm rồi. Nhưng đối với nhiều người thì có một chiếc ô tô Camry vẫn chỉ là giẻ rách, họ phải đi Maybach, Porche 911 Turbo hay Bentley."- TS Lê Đăng Doanh.
   Tôi hoàn toàn hiểu được cảm giác của bạn bởi chính tôi cũng từng choáng khi vào khách sạn Metropole và thấy ở đây bày bán vô số đồ sang trọng. Những  đôi giầy, túi xách hàng hiệu có giá vài chục nghìn USD. Chiếc bếp 1 tỷ đồng hay chiếc túi xách vài chục nghìn USD giờ đều được bán rất "chạy" chứ không phải lâu lâu mới "bắt" một khách như ta tưởng.
Mọi người đều ngạc nhiên. Họ tưởng những mặt hàng đó không bán cho người Việt Nam vì giá quá cao không thể "xài" nổi. Nhưng thực tế lại toàn bán cho người Việt Nam cả đấy. Còn việc họ mua bằng nguồn tiền nào, mua với mục đích gì... tất nhiên lại là câu chuyện khác.
   Viện Nghiên cứu Thương mại, Bộ Công Thương vừa đưa ra con số 10 tỷ USD nhập khẩu hàng xa xỉ trong năm 2010. Nhiều ý kiến cho rằng, trong khi thu nhập của người dân còn thấp, người thu nhập cao chiếm số ít thì việc nền kinh tế nhập siêu lên đến 10 tỷ USD hàng xa xỉ được xem là biểu hiện của một thị trường có vấn đề. Tôi cho rằng tỷ lệ nhập khẩu hàng xa xỉ quá lớn là một gánh nặng cho thị trường, góp thêm vào thâm hụt thương mại. Nhưng điều đó cũng phản ánh thực tế là đời sống của người dân Việt Nam đang tăng lên. 

Chúng ta chưa có thống kê cụ thể đối tượng giàu chiếm bao nhiêu phần trăm dân số. Chúng ta chưa điểm mặt chỉ tên ra được họ là ai, xác định họ có thực giàu hay không... Thế nên mới có chuyện ông giám đốc doanh nghiệp nhà nước tiêu xài vô tội vạ. Chẳng ai biết đó là tiền của cá nhân ông ta hay tiền của doanh nghiệp.
   Đối với người nghèo, được ăn một bữa thịt đã là xa xỉ. Nhưng đối với người giàu thì họ coi đó là điều bình thường. Một bát phở 650.000đ, hay trả 10 triệu đồng cho một bữa ăn sáng. Một người giàu nếu không chi tiền cho những việc đó họ sẽ không biết dùng tiền để làm gì. Cho nên "xa xỉ" chỉ là một khái niệm tương đối
Nhiều mặt hàng ngoại nhập là thành tựu của khoa học kỹ thuật nên đương nhiên nếu được tiếp cận, sử dụng thì không ai là không mê. Nhưng cạnh đó còn có tâm lý thích thể hiện đẳng cấp, thích chơi trội.
   Người Việt Nam có nhược điểm là thích đua tranh, hãnh tiến. Người khác dùng hàng hiệu mà mình chưa dùng là cảm thấy thua kém, "quê một cục" nên phải cố cho bằng được. Trong xã hội hiện nay, nhóm người giàu mới nổi tuy thực lực chưa mạnh nhưng cũng sẵn sàng bỏ tiền mua xe xịn, thậm chí vay nợ để mua. Chủ doanh nghiệp mặc dù nợ đầm đìa vẫn "diện" xe sang như thường.
    Cái dở là ở chỗ ấy. Căn bệnh hình thức này mọi người đều biết nhưng không phải ai cũng tránh được. Cần phải có biện pháp để điều chỉnh hành vi của mỗi người, giúp họ nhận biết đâu là chân giá trị và không chạy theo những thứ hào nhoáng bên ngoài.

20 thg 1, 2011

12 Tín Điều tôi chứng ngộ (ST)

1. Tôi đề ra ‘Phạm Giới’ – không bởi sợ hãi mà cần thiết để giữ cho bản thân không ô tạp, mới cảm nhận được những Vi Thể và dẫn dắt mình vi tế đến Khai Sáng
2. Tôi chỉ nói những lời Hòa giải, không phân biệt Ai là Ai, nhắc nhở mọi người vốn có Tình Thân đồng loại và làm thức dậy Tính Thiện trong Tâm Ý của họ
3. Tôi cố gắng hiểu con người và hoàn cảnh sống của họ, tôn trọng cái Lý riêng của mỗi người, mà truyền cho họ cảm hứng Hòa Sinh cùng nhau tìm ra Đường đi đến An Lạc
4. Tôi giúp người tìm được Tâm thế giải thoát, rằng khi đến tôi, lúc trở về thấy kiếp sống không phải là đọa đày mà là được tham gia vào thực hiện bổn phận Chúng Sinh
5. Tôi vượt qua những Ái Ố Hỉ Nộ để cảm thông với những trạng thái đó của Người mà gần gũi để đem được đến cho họ tinh thần Bác Ái
6. Tôi Từ Bi Hỉ Xả để thấy mình có giá trị nâng đỡ được với ít nhất một Kẻ khác nếu họ có rơi vào tuyệt vọng thì sẽ thấy tôi có thể chia sẻ mà ra được khỏi đó
7. Tôi dùng mình trải nghiệm để giúp Người hiểu Đạo hành Nghiệp vượt qua sự Nghiệt của Đời, thắp lên ánh sáng Giáo Lý mang lại sự Minh Huệ với Ai đến Tôi
8. Tôi mở Tâm Thức để bao dung và cứu thế những xung đột Ý Hướng của Người, giúp họ tự tìm thấy lời giải ở chính bản thân nhờ có Tâm năng hơn để mà vượt qua
9. Tôi là Hiện Sinh, thấu cảm được những Niềm Khổ mà tôi luyện nên Tín Đan, dâng tặng Ai cần đến, như Phật đã trao tặng Xá Lị của mình cho Chúng Sinh như Cứu Rỗi
10. Tôi vượt lên Tri Thức để chỉ ra nghịch cảnh, nhưng không cười chê Ai u tối, chỉ cố bằng chính mình chứng minh rằng sống đúng Qui luật giữa Trần Gian là An Hòa
11. Tôi góp sự sống, xem bản thân là kẻ mà Tạo Hóa có thể dùng bố thí cho Chúng Sinh để đỡ cho một Ai ko phải sợ nghèo đói mà bị ngăn cản đến Chân Thiện Mỹ
12. Tôi hòa vào cuộc sống muôn nẻo, không bị giới hạn trong Đền Chùa , vì thế : Tu tại Tâm, Chùa tại Gia, Thiện tại Ý, Đạo tại Đời, Kinh tại Ngôn, Pháp tại Công, Phật tại Người.
   Một câu chuyện tôi cảm được để hiểu thêm thế nào là Tín Điều ? Rằng có nhất thiết phải là của "Một Đấng Cao Cả" không ?
Một tên chuyên giết người thuê khét tiếng tên là Angulimala, hắn đã giết chết được 99 người, đến đây quyết dừng lại với một lời thề rằng : nạn nhân thứ 100 phải là tự hắn muốn giết, người đó phải thực rất có giá trị Xã hội để an ủi vong hồn 99 nạn nhân kia, và điều quan trọng để có thể xứng đáng cho hắn giải nghệ, sau đó sẽ vĩnh viễn gác dao không sát hại ai nữa. Vài năm dài trôi qua, hắn chưa tìm thấy ai như mong muốn, quay về cày cấy ruộng đồng chờ đợi. Đức Phật có dự định đi giảng kinh pháp qua thị trấn nơi hắn trú ngụ. Các môn đệ hết sức khuyên can, nhưng Ngài nói : Sinh mệnh của ta để thực hành Bổn mệnh của Ta, Bổn Mệnh của Ta là vì Chúng Sinh của Ta, làm sao mà không đi cho được !!! Tin về Ngài sẽ đến giảng Đạo cũng lan truyền đến Thị trấn nhỏ kia. Thế rồi ngày đó cũng đến, đợi đêm xuống kẻ giết người tìm mò vào căn nhà trọ có một mình Đức Phật ở. Hắn hỏi : ông có phải là Đức Phật không ? Ta muốn tìm giết một người như ông ! Đức Phật nhanh chóng hiểu rõ sự tình, Ngài nói : Phật ở trong mọi người, nhưng Ta chính là người ngươi muốn tìm giết đây, nếu vì điều đó khiến không còn ai phải bị chết bởi lưỡi dao của ngươi nữa thì chẳng là một việc tốt mà hai ta cần làm đó sao ?! Mấy năm vừa qua, ngươi dừng tay giết người để chờ đợi một người như ta mới hạ thủ, trong khoảng thời gian đó, ngươi cũng đã biết lao động lương thiện, rồi tí nữa thôi dù chuyện gì xảy ra, ngươi sẽ không bao giờ gây tội ác nữa, trở lại vĩnh viễn làm ăn như những người lương dân khác, như thế tính Phật, Tín Điều cũng đã có trong ngươi rồi đấy. Nào đừng chậm trễ cho điều đó… hãy bắt đầu như ngươi muốn đi ! Kẻ giết người kia nghe thấu tỏ, vứt dao, quì xuống lạy Đức Phật… và xin đi theo người…trở thành Đệ Tử trung thành…

19 thg 1, 2011

Sức mạnh của đàn bà


   Cựu tổng thống Tunisia Zine el-Abidine Ben Ali cùng vợ con đã lên trực thăng hôm 14-1 tẩu thoát sang Arập Xê-út, để lại một đất nước hỗn loạn và nghèo đói. Với sự tiếp tay của chính tổng thống, cái hệ quả kinh tế thảm hại của Tunisia phần lớn chính nhờ công cướp bóc của gia đình đệ nhất phu nhân.
   Leila Trabelsi (sinh 1957) là con gái một trong gia đình 11 người con. Leila đào trúng mỏ vàng khi bắt đầu quan hệ tình ái với ngài tổng thống tương lai Ben Ali trong những năm 1980.
Ben Ali khi đó là Thủ tướng Tunisia dưới quyền Tổng thống Habib Bourguiba còn Leila chỉ là một thợ uốn tóc ít học ở Marsa.
Leila Trabelsi
   Khi Ben Ali lật đổ Bourguiba trong cuộc đảo chánh không đổ máu năm 1986, Leila sợ bị bỏ rơi bèn nói với tân tổng thống rằng đã có thai con trai. Vì người vợ đầu của Ben Ali chỉ sinh liền ba con gái, Ben Ali ly dị và cưới Leila.
Hoá ra Leila nói dối, đứa con đầu của họ là con gái và mãi đến đứa thứ ba Leila mới sinh con trai.
Leila điều hành việc gia đình theo kiểu nửa mafia nửa người mai mối. Ý thức về xuất thân khiêm nhường của dòng họ, bà củng cố các quan hệ đồng minh bằng cách gả cưới người thân cho những dòng họ danh giá trong giới doanh nghiệp Tunisia và giai cấp tư sản.
Cả gia đình dòng họ Trabelsi của bà phất lên chỉ nhờ duy nhất là quan hệ thân cận với tổng thống Ben Ali. Gia đình Trabelsi đã hưởng lợi trắng trợn từ việc tư hữu hoá nhiều công ty nhà nước mà không hề có đấu thầu cạnh tranh.
   Trong nhiều trường hợp, toàn bộ nhiều ngành kinh tế độc quyền nhà nước được chuyển cho sở hữu tư nhân mới và vẫn duy trì giá độc quyền. Một trong những ngành này là độc quyền cấp phép nhập khẩu xe hơi.
  Bằng cách đó, Belhassan Trabelsi, anh cả của Leila, đã thâu tóm cả một đế chế, thao túng thị trường chứng khoán, bất động sản và một ngân hàng lớn.
Sử dụng những khoản vay ngân hàng không có thời hạn thanh toán, gia đình Trabelsi lập ra hãng hàng không tư nhân Carthago Airlines vơi sự ưu ái đặc quyền của hãng hàng không quốc gia Tunis Air. Phụ tùng từ máy bay quốc gia được tháo dỡ để bổ sung cho những máy bay của Carthago.
   Thương hiệu này sau đó mở rộng sang cả một chuỗi khách sạn và một hãng du lịch.Luôn luôn mưu đồ để đạt mục đích, Leila buộc anh trai Belhassan phải ly dị vợ để cưới con gái của Hedi Jilani, chủ tịch một hiệp hội doanh nhân có nhiều ảnh hưởng. Nhưng chiến thắng của bà ta chính là gả con gái mình cho Sakhr al-Materi, thuộc dòng dõi đầy quyền lực trong giới kinh doanh Tunisia.
   Al-Materi là chủ một ngân hàng và cũng sở hữu luôn Radio Mosaique – đài phát thanh tư nhân duy nhất của Tunisia.
Al-Materi khi đó đang đeo đuổi một cô gái khác nhưng cô gái ấy buộc phải bỏ trốn sang Pháp sau khi bị cảnh sát khủng bố và Al-Materi trở thành con rể tổng thống. Al-Materi đã được Leila nhắm trước là người sẽ kế vị chồng bà.
Leila trở thành trung tâm thu hút bất mãn của xã hội Tunisia. Khi sức khoẻ bắt đầu suy yếu trong những năm gần đây, có tin đồn vị tổng thống bị ung thư, Ben Ali ngày càng nóng nảy và thường chỉ trích thói tham lam của nhà vợ. Nhưng quyền lực của Leila đã mạnh đến mức bà có thể ra lệnh cho các bộ trưởng.
   Nicolas Beau và Catherine Graciet, hai nhà báo Pháp đã xuất bản cuốn La Regente de Carthage (tạm dịch: Hoàng hậu nhiếp chính) năm 2009 vạch trần mưu đồ quyền lực của đệ nhất phu nhân Tunisia.
   Theo các tác giả này, bà đã yêu cầu ngoại trưởng và trợ lý tổng thống chuyển mọi thông tin cần báo cáo cho bà để “bảo vệ sức khoẻ cho tổng thống” và bà “biết cách trình bày” với ông chồng.
     Những thông tin qua bộ lọc Leila chính là nguyên nhân khiến Ben Ali không nhanh chóng nhận ra mức nghiêm trọng của tình hình Tunisia. Ngay khi chính quyền sụp đổ, bà vẫn nắm quyền chủ động và kịp lấy đi 1,5 tấn vàng (1/4 lượng vàng dự trữ quốc gia) từ ngân hàng Trung ương Tunisia.

Sao lại chỉ có 14 uỷ viên BCT?

   Sau 9 ngày làm việc liên tục căng thẳng mệt mỏi, thể hiện trên khuôn mặt các đại biểu có vẻ không lấy gì làm vui cho lắm, nhiều vị bị "OUT" nên vui sao được, nhất là BCT dự kiến 17 nay chỉ có 14 cũng là không bình thường. Hy vọng vào BCH mới.
- Danh sách và tiểu sử 14 ủy viên Bộ Chính trị khóa XI

Danh sách BCHTƯ khoá XI

9/15 ủy viên Bộ Chính trị tái cử BCH khóa mới

   Đại hội bầu BCH đã loại cả UVBCT và nhiều Bộ trưởng một điều không ngờ đến chẳng hạn như ông PGK, ông LDH, ông PKN, ông NQT, ông HND... Tết Nguyên đán sắp đến rồi những ông này chắc chẳng mặn mà gì. Nhiệt độ ngày 18-1 ở Hà Nội hơn 10 độ nhưng tê tái lòng...BCH lần này có tới 19 ông QĐ, 8 ông CA.

Xem danh sách ủy viên chính thức tại đây
-Xem danh sách ủy viên dự khuyết tại đây
  Cách đây 37 năm ngày 19/1/ 1974 Trung Quốc chiếm Hoàng Sa  
    "Sau một cuộc hải chiến ngắn ngủi, hải quân Trung Quốc đã chiếm quần đảo Hoàng Sa, khi ấy do Việt Nam Cộng Hòa tuyên bố chủ quyền.” Một ngày buồn đắng cay vì ta mất Hoàng Sa chưa biết khi nào đòi lại được.

17 thg 1, 2011

Chuyện con ông cháu cha

    Ở Việt Nam, chuyện “ con ông, cháu cha” được bố trí ở những vị trí lãnh đạo chủ chốt trong chính quyền, cơ quan, đoàn thể gần như trở thành công khai, ai cũng nhìn thấy. Sẽ là bình thường, nếu những người này, lúc học phổ thông là học sinh xuất sắc, có nhiều thành tích trong học tập, công tác. Rồi khi tham gia chính quyền là một cán bộ tài năng , có uy tín, đạo đức tốt. Nhưng thực tế ngược lại, người tốt rất ít, trong dư luận râm ran không biết bao nhiêu chuyện về “ con ông, cháu cha” học dốt, tài kém…thế mà bây giờ nghiễm nhiên, không biết biến hóa kiểu gì, rất nhanh, họ đã leo lên ở một vị trí rất cao trong chính quyền. Báo chí phê phán nhiều, dư luận lên án, người dân nhìn vào khó chịu… Nhưng rất lạ, hình như sự chuyển biến việc này theo chiều hướng tích cực không thấy, mà chuyển biết theo chiều hướng tiêu cực càng rõ, ngày một nhiều.
Trong các báo cáo của không ít đại hội Đảng từ cấp tỉnh, cho đến cấp Trung ương không đề cập chuyện này, hoặc để đối phó, thì đề cập rất chiếu lệ, lên án chung chung.
Vận nước “ thuận” hay “ nghịch” một trong những nguyên nhân chính, cũng do việc này gây ra.
Trước hết, để “ con ông, cháu cha” vào những vị trí lãnh đạo, biểu hiện của việc mất dân chủ một cách vô cùng nghiêm trọng, không thể lấy bất cứ lý do gì để biện minh. Việc lấy uy thế của mình, để bắt buộc tổ chức Đảng, chính quyền bố trí cho con cháu vào những vị trí lãnh đạo chính quyền, cơ quan, đoàn thể… thực tế đã triệt tiêu mọi ý kiến đóng góp xây dựng của quần chúng, đảng viên. Vì họ có đóng góp ý kiến, nhất là những ý kiến xây dựng, phê bình là sợ “ đụng chạm” cả “ bố” lẫn “ con ” lẫn “ cháu”. Bố trí “con ông, cháu cha” vào vị trí lãnh đạo, suy cho cùng, cũng để tạo ra một ê kíp dễ đục khoét, dễ đối phó…để bảo vệ lợi ích “ nhóm”, lợi ích của một cá nhân nào đấy, không hề vì quyền lợi tập thể, chưa nói đến dân tộc.
Đưa “con ông, cháu cha” vào các vị trí lãnh đạo, không qua hình thức bầu cử dân chủ, hoặc bầu cử lấy lệ đã thực sự loại bỏ những cán bộ có năng lực, phẩm chất tốt trong chính quyền. Điều đó chỉ góp phần làm cho chính quyền trị trệ, bảo thủ, quan liêu, xa dời dân, mất uy tín với dân.
Một chính quyền, nhất là chính quyền cấp xã, chính quyền gần dân nhất, dân dễ tiếp xúc nhất. Cũng qua chính quyền xã, những người lãnh đạo cấp trên từ huyện đến tỉnh, trung ương sẽ hiểu dân cần gì? Họ sống như thế nào? Cần có chính sách phù hợp lòng dân để ổn định tình hình kinh tế, xã hội… nhưng hiện tại, ở nhiều địa phương cấp xã, lớn hơn là chính quyền cấp huyện, thị xã, thành phố… không khó lắm nhìn vào một tầng lớp “ con ông, cháu cha “ ngự trị. Nó thiên biến vạn hóa đủ các kiểu. Trưởng, phó Phòng, Ban… bằng mọi cách những vị lãnh đạo Đảng, chính quyền ở địa phương đó cũng tìm cách đưa con cháu mình vào. Thấp hơn một tý là đồng hương, họ hàng. Điều này dẫn đến một hiện trạng, ai cũng nhìn thấy, với sự ràng buộc về dòng họ, cha con, chi phái ( điều này những vùng nông thôn còn rất nặng nề ), về miếng cơm manh áo…đã thủ tiêu mọi hình thức đấu tranh trong Đảng, trong chính quyền. Những tổ chức mặt trận, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ xã… thậm chí cả công an không còn sức mạnh chính nghĩa, không phục vụ, bảo vệ nhân dân mà những tổ chức đó chỉ biết bảo vệ quyền lợi của dòng họ, cha con. Một bộ máy quản lý kiểu phong kiến lạc hậu xuất hiện với một mác nhãn mới “ Chính quyền nhân dân” hoặc khôi hài hơn là “ cấp ủy”, “ Đảng ủy”. Nó thủ tiêu cả luật pháp, hiến pháp, chỉ thị, nghị quyết… thực thi quản lý chỉ bằng luật rừng tha hồ hành dân , tự tung, tự tác, bất chấp tất cả, thỏa mãn lòng tham, gây mất uy tín nghiêm trọng đến Đảng, đến chính quyền.… Những khái niệm “ dân chủ”, “ đoàn kết”, “ thông nhất”… lúc này chỉ còn là hình thức.
Điều nguy hiểm nữa, khi sắp xếp “ con ông, cháu cha” vào vị trí lãnh đạo, nhất là vị trí lãnh đạo của Đảng, khi Đảng độc tôn lãnh đạo đất nước, dễ biến Đảng trở thành Đảng đứng trên dân, trên Quốc hội vì lúc này không phải người lãnh đạo phải lắng nghe ý kiến dân mà chủ yếu là lắng nghe “ bố” nói gì, dạy gì để “ con, cháu” thực hiện. Và chính quyền lẽ ra phục vụ nhân dân, thì ngược lại, phục vụ cho các “ các bố” , “ các ông” cấp trên. Như vậy, hố ngăn cách giữa nhân dân với Đảng, với chính phủ ngày càng nới rộng.
Có thể nói, chính sự quan liêu, hách dịch, xa rời dân do sắp xếp “ con ông cháu cha” vào vị trí lãnh đạo tạo nên sự bất bình của người dân, từ đó họ sẽ phản kháng, rất dễ dẫn đến bất ổn xã hội, bất ổn chính trị.
Ở nước ta, điều nguy hại này, tôi đã thấy trước mắt.
 ( Trần Kỳ Trung’blog)

15 thg 1, 2011

Lòng tốt quanh ta

    Tuần trước trên internet đưa tin một con người cụ thể mà không thấy báo lề phải đưa tin rộng rãi, đây mới là "tấm gương sáng" để học:
  Mười tám tuổi có giấy báo vào đại học, vừa nhập học được một tuần bố bị tai biến mạch máu não anh trở về, cánh cửa trường đại học khép kín với anh từ đây. Cũng như bao  người khác anh lấy vợ sinh con, cuộc sống khó khăn vợ phải đi làm thuê ở xứ người, cũng may anh xin được làm bảo vệ ở một bệnh viện Hà Nội để lấy tiền nuôi con ăn học. Có gia đình bệnh nhân ở Quảng ninh đặt vấn đề trả 50000đôla để mua  của anh quả thận anh từ chối. Cùng lúc đó trong bệnh viện một cháu gái quê Gia Lâm mắc bệnh thận thời gian sống chỉ còn tính bằng ngày, anh đạp xe sang gia đình cháu thấy hoàn cảnh quá nghèo. Không đắn đo suy nghĩ, anh nghĩ cháu như con gái mình không thể để cháu ra đi và quyết định tặng cháu quả thận không lấy tiền, thậm chí tiền nằm viện mấy ngày cho lại sức anh tự bỏ tiền. 
Và hôm nay lại gặp một chuyện.
    Một buổi sáng trên con đường đông người đi lại, một bà già ngồi ngủ gà ,ngủ gật bên "gánh rau" bà bỗng giật mình khi có người đi lại:
Ăn rau không chú ơi?
Một giọng khàn khàn, run run làm giật mình. Trước mắt , một cụ già yếu, lưng còng cố ngước lên nhìn , bên cạnh mẹt rau chỉ vài mớ rau muống xấu lẽ  cho cũng không ai thèm lấy.
- Ăn hộ tôi mớ rau...!
Giọng cụ vẫn khẩn khoản. cụ nhìn ánh mắt gần như van lơn. cụp mắt, rồi liếc xuống nhìn lại bộ đồ công sở bóng loáng đang khoác trên người, bần thần một lát rồi chợt quay đi, đáp nhanh:

Dạ cháu không ạ!  
  Gã nhấn ga phóng nhanh như kẻ chạy trốn. chợt cảm thấy lỗi, một thứ đạo đức sáo rỗng mà gã vẫn thường được nghe ở mỗi cuộc họp, nhưng rồi cái cảm giác ấy quên rất nhanh. "Mình thương người thì ai thương mình" - cái suy nghĩ ích kỷ ấy lại nhen lên trong đầu , những người mà vẫn "lên lớp" cho gã họ có biết thương ai đâu thậm chí lại cướp cả miếng cơm của con gã.
Ăn hộ tôi mớ rau ơi! Tiếng cụ yếu ớt.
- Rau thế này bán cho người ăn à? mang về cho lợn!
Tiếng chát chúa của gái đáp lại lời cụ.
 Cô quay lại một gã thanh niên cũng tầm tuổi cô đang nhìn cô.cau mày đợi gái đi khuất, đi đến nói với :
- Rau này bán bao nhiêu?
- Bốn nghìn một mớ - cụ mừng rỡ.
rút tờ hai mươi nghìn đưa cho cụ.
- Sao chú mua nhiều thế?
- Con mua cho cả bạn con. Bây giờ con phải đi làm, cho con gửi đến chiều con về qua con lấy!
    Rồi cũng nhấn ga lao vút đi như sợ sệt ai nhìn thấy hành động vừa rồi của . Nhưng cảm thấy vui vui.
Chiều hôm ấy mưa to, mưa xối xả. đứng trong phòng làm việc ngắm nhìn những hạt mưa lăn qua ô cửa kính theo đuổi nhưng suy nghĩ mông lung. thích ngắm mưa, thích ngắm những tia chớp ngang trời, thích thả trí tưởng tượng theo những hình thù kỳ quái ấy. Chợt nhìn xuống hàng cây đang oằn mình trong gió, nghĩ đến những phận người, nghĩ đến cụ...
-Nghỉ thế đủ rồi đấy!
Giọng người trưởng phòng làm gián đoạn dòng suy tưởng của . ngồi xuống, dán mắt vào màn hình máy tính, bắt đầu di chuột quên hẳn cụ.
Mấy tuần liền không thấy cụ, cũng không để ý lắm. đang bận với những bản thiết kế chưa hoàn thiện, đang cuống cuồng lo công trình của chậm tiến độ. quên hẳn cụ.
Chiều chủ nhật xách xe máy chạy loanh quanh, vẫn thường làm như vậy lẽ cũng thích thế.
ghé qua quán trà đá ven đường, nơi mấy rỗi việc đang buôn chuyện.
Chưa kịp châm điếu thuốc, chợt giật mình bởi giọng oang oang của một béo:
- bán rau chết rồi.
- cụ hay đi qua đây hả chị? - chị bán nước khẽ hỏi.
- Tội nghiệp cụ! một giọng người đàn khác.
- Cách đây mấy tuần cụ giở chứng cứ ngồi dưới mưa bên mấy mớ rau. người thấy thương hỏi mua giúp nhưng nhất quyết không bán, rồi nghe đâu cụ bị cảm lạnh.
Nghe đến đây mắt chợt nhòa đi, điếu thuốc chợt rơi khỏi môi. Bên tai vẫn ù ù giọng người đàn béo kia. không ngờ...!

"Mất dân là mất Đảng, mất chế độ"

   "Nhìn thẳng vào sự thật để thấy thực tế đau lòng là tình trạng xa dân, vô cảm với dân… đang dần trở thành phổ biến. Thực trạng này giảm lòng tin vào Đảng. Đây là điều không được phép xem thường vì mất lòng tin của dân là mất dân; mất dân là mất Đảng, mất chế độ" - ông Đỗ Hoài Nam, Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam tha thiết.
   Tham gia thảo luận tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, phát biểu của ông Nam về mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới hệ thống chính trị đã gây sự chú ý của hội trường.
Ông Đỗ Hoài Nam
Hệ thống chính trị phải tôn trọng quy luật thị trường
Ông Nam không quên nhấn mạnh: giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, sự lãnh đạo của Đảng… đối với quá trình đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị là một vấn đề có tính nguyên tắc.
Khẳng định lại quan điểm của ĐH X về đổi mới chính trị, ông Nam vẫn cho rằng, trong 25 năm qua, những đổi mới này chưa đồng bộ nên đang là lực cản của sự phát triển.
"Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đòi hỏi một hệ thống chính trị tôn trọng những quy luật khách quan của thị trường, quan tâm đến sự bình đẳng về cơ hội phát triển và nâng cao năng lực để đón bắt các cơ hội phát triển cho tất cả mọi người dân và mọi vùng của đất nước, gắn kết hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội, giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc, tôn trọng sự bình đẳng và tạo cơ hội thuận lợi cho tất cả các chủ thể kinh tế đều phát triển, hợp tác. Nền kinh tế này cũng đòi hỏi một hệ thống chính trị không quan liêu, có quyết tâm chính trị và giải pháp hữu hiệu đẩy lùi tham nhũng, thất thoát và lãng phí các nguồn lực phát triển của xã hội", ông Nam đề xuất.
Theo ông, trong hệ thống đó, cán bộ các cấp phải trong sạch, bản lĩnh chính trị vững vàng, công tâm, đoàn kết, trí tuệ và có tư duy đổi mới.
Đảng cầm quyền phải theo Hiến pháp và pháp luật
Khẳng định đổi mới chính trị không phải là thay đổi hệ thống chính trị đang có bằng một hệ thống chính trị khác, Chủ tịch Viện Khoa học xã hội nói vấn đề then chốt, quyết định thắng lợi 25 năm Đổi mới là giữ vững sự lãnh đạo của Đảng.
Ông Đỗ Hoài Nam: Phải đổi mới cơ chế tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ...
Tuy nhiên, ông Nam khẳng định, để cầm quyền và lãnh đạo lâu dài, "Đảng phải vì dân và dựa vào dân".
"Nhìn thẳng vào sự thật để thấy một thực tế đau lòng là hiện nay, tình trạng xa dân, vô cảm với dân, mất dân chủ với dân, hành dân, sách nhiễu dân đang dần trở thành phổ biến. Thực trạng này đang làm một bộ phận nhân dân giảm lòng tin vào Đảng. Đây là điều không được phép xem thường vì mất lòng tin của dân là mất dân; mất dân là mất Đảng, mất chế độ", ông Nam ưu tư.
Do đó, ông đề nghị Đảng phải tiếp tục tự đổi mới toàn diện, đồng bộ và hài hòa cả nội dung lẫn phương thức lãnh đạo.
Nội dung lãnh đạo, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền, toàn cầu hoá có nhiều điểm mới và chưa có tiền lệ đối với Đảng, đòi hỏi Đảng phải tự giải đáp từ tổng kết thực tiễn đổi mới, nâng cao tầm nhìn và tư duy khoa học, chứ không thể chỉ dựa vào kinh nghiệm đã có.
"Cầm quyền vì dân và dựa vào dân, cầm quyền theo Hiến pháp và pháp luật, cầm quyền một cách khoa học, cầm quyền dân chủ sẽ tạo những nền tảng bền vững để Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền trường tồn. Nếu vi phạm nghiêm trọng thì Đảng sẽ mất vai trò cầm quyền và lãnh đạo" - ông nói.
Tập trung luận giải một số vấn đề về sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, ông Đỗ Hoài Nam cho rằng, sự lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội trước hết là lãnh đạo về mặt chính trị, đảm bảo cho Quốc hội giữ vững định hướng chính trị của Đảng về phát triển đất nước trong các quyết định của Quốc hội. Đảng cũng cần tạo điều kiện để các tổ chức Quốc hội và đại biểu Quốc hội có nhiều cơ hội và khả năng xem xét, thảo luận dân chủ trong việc lựa chọn các phương án để quyết định tốt nhất theo thẩm quyền mà vẫn bảo đảm sự lãnh đạo, định hướng của Đảng.
Đối với Chính phủ, Đảng phải tôn trọng chức năng quản lý và điều hành đất nước của Chính phủ với tư cách cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ cần tập trung ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thực hiện những đột phá tư duy về sở hữu, đất đai, tài nguyên, lao động, kinh tế nhà nước và dân doanh… để hoàn tất bước chuyển sang nền kinh tế thị trường đầy đủ và tạo ra những động lực mới cho đổi mới kinh tế và đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta.
Công khai,̀ dân chủ lựa chọn cán bộ
Ông Đỗ Hoài Nam khẳng định dân chủ, công khai, công bằng trong công tác cán bộ đang đòi hỏi phải đổi mới cơ chế đánh giá cán bộ và tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ vào các chức danh lãnh đạo của hệ thống chính trị.
Từ đó, ông đề xuất cụ thể hoá tiêu chuẩn cán bộ vì phần lớn những tiêu chuẩn này còn dừng lại ở mức độ định tính, chưa phù hợp với từng loại chức danh, cương vị, nhiệm vụ được giao.
"Thực hiện cơ chế lựa chọn ứng viên có số dư cho việc tuyển chọn và bổ nhiệm cán bộ. Các ứng viên phải trình bày đề án, trả lời các câu hỏi có liên quan. Trên cơ sở đó, những người có thẩm quyền bỏ phiếu đánh giá, lựa chọn", Chủ tịch Viện Khoa học xã hội kiến nghị.
Thảo Lam - Hạ Anh

13 thg 1, 2011

Rò rỉ thông tin


    Mấy ngày nay đi đâu cũng nghe người ta bàn vấn đề nhân sự Đại hội XI, nhiều ngưòi còn nói thêm phần quan trọng tin “từ trong ra”, trên internet  lề phải lề trái qúa nhiều tin. Chẳng lẽ Đại hội chưa khai mạc đã xong nhân sự rồi sao? Thế lá phiếu của hơn nghìn đại biểu lại không tác dụng gì ư ? Vấn đề nhân sự là quan trọng nhất Đại hội , ông Trương Tấn Sang đã có bài kiểm điểm của BCH TƯ nhận thiếu sót là có cơ sở, Chiều nay Bọ Lập posts bài của Hiệu Minh:
    Thời HM đi kiểm phiếu (1986) thông tin khó mà lọt ra khỏi khu cấm Ba Đình. Nhưng thời internet này, “trong nhà chưa rõ, ngoài ngõ đã thông”. Tháng trước có dự báo của một bác xứ Úc, hôm nay lại có leak (rò rỉ) không “cố ý” của Wikileaks. ĐH XI thu hút dư luận quốc tế không nhỏ.
Trước ĐH hàng tháng, BBC tiếng Việt có những bài dự đoán về giới lãnh đạo cao cấp của VN. Theo tin không chính thức, ông Nguyễn Phú Trọng, 66 tuổi, dự kiến sẽ trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông Trương Tấn Sang, 61 tuổi, sẽ là Chủ tịch nước, và ông Phạm Quang Nghị, 61 tuổi, sẽ giữ chức Chủ tịch Quốc hội, trong khi ông Nguyễn Tấn Dũng, 61 tuổi, sẽ tiếp tục là Thủ tướng.
Đội hình dự kiến đưa ra có vẻ chưa như ý, nên Đại hội trù bị bỏ hẳn 3 ngày để bàn về nhân sự. Người trong nước đoán già, đoán non. Cánh ngoại giao tại Hà Nội rỉ tai nhau, Yahoo Messenger khắp nơi.
Vị A thân Trung Quốc. Ông B làm Tổng Bí thư sẽ giúp cho mối bang giao Việt Mỹ. Ông C hay ông D giúp cho kinh tế khởi sắc và tiềm năng.
Đài Á Châu Tự do (RFA) còn đưa hẳn ra một danh sách gần như chắc chắn: Tổng bí thư Đảng: Ông Nguyễn Phú Trọng. Chủ tịch nước: Ông Trương Tấn Sang. Thủ tướng: Ông Nguyễn Tấn Dũng. Chủ tịch Quốc hội: Ông Nguyễn Sinh Hùng.
Chưa biết tin đồn đúng sai thì đùng một cái, Wikileaks rò rỉ bức điện mật của tòa đại sứ Mỹ tại Hà nội về vấn đề nhân sự của đại hội XI. Tin này được tờ Guardian đăng nguyên văn và giới truyền thông thi nhau copy.
Theo bức điện này, Đại sứ Mỹ sắp mãn nhiệm tại Hà Nội, Michael Michalak, bình luận về ban lãnh đạo mới của Việt Nam rằng, ông Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là hai ứng viên hàng đầu cho chức Tổng Bí thư.
Theo Đại sứ Michalak, cả hai vị này có nhiều ảnh hưởng trong Đảng – Chính phủ, và ”có lẽ là hai nhân vật chính trị có nhiều quyền lực nhất ở Việt Nam”.
Nếu ông Dũng không đứng đầu Đảng, có nhiều khả năng ông sẽ ngồi lại ghế thủ tướng. Trong trường hợp đó, hai ứng viên khác là hai ông Nguyễn Phú Trọng và Tô Huy Rứa.
Ông Michalak cũng nhận xét, ông Dũng và ông Sang không chuộng cải cách chính trị như là cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nhưng mọi người biết họ ”thực dụng, theo kinh tế thị trường, và đều muốn có thêm những bước tiến trong quan hệ với Hoa Kỳ”.
Câu này mới là câu quan trọng. HM không nhớ ông Trương Tấn Sang đã sang Mỹ bao giờ chưa, nhưng Tổng Cua đã “gặp” Thủ tướng Dũng trong một cuộc họp với bà con Việt kiều tại DC trong thời gian ông sang thăm Mỹ (6-2008).
Chi tiết tôi nhớ nhất là bác Dũng vì bận họp liên miên nên đến muộn. Tuy vậy bà con vẫn nhiệt tình chờ cả tiếng. Bác phát biểu 60 phút liền, không cần giấy tờ, với các dữ liệu về số má kinh tế, xã hội, lưu loát tựa như ta nghe audio news.

Buổi simena cuối năm

   Hôm nay GSTSKH NVM thông báo đến dự simena cuối cùng của năm Canh dần và dự bữa cơm tất niên cùng cả nhóm. Vô tình lại có sự trùng hợp bảo vệ luận văn thạc sĩ của học viên Hà Thị Mai Dung cô học trò mà cách đây mấy năm mình có dạy, bây giờ là giáo viên trường Amsterdam. Luận văn không có gì mới, mình có tham gia góp ý: GS Nguyễn Văn Mậu đồng tình: Các ví dụ áp dụng quá hẹp chỉ minh hoạ bằng ví dụ lượng giác là chưa đủ trong khi thế giới họ ít dùng đến, vì lượng giác dùng quá nhiều công thức và có những tính chất đặc biệt. Bảo vệ thạc sĩ bây giờ đơn giản hơn nhiều so với ngày xưa mình bảo vệ, các phản biện ít nêu câu hỏi khó để học viên trả lời.
Hà Thị Mai Dung đang thuyết trình
GSTSKH Nguyễn Văn Mậu hướng dẫn luận văn
Hội đồng bảo vệ luận văn thạc sĩ cùng gia đình

Trung ương tự phê bình trước toàn Đảng

(Đăng trên vietnamnet)
                                                                                                          
  Trong Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X đọc tại phiên khai mạc Đại hội Đảng sáng 12/1, Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang nói: Việc giám sát, đánh giá cán bộ, quy trình bổ nhiệm cán bộ còn có mặt chưa hợp lý...

 





Đổi mới kinh tế và chính trị, mở rộng dân chủ
Kiểm điểm sự lãnh đạo của BCH Trung ương Đảng, ông Trương Tấn Sang khẳng định, BCH Trung ương đã lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân đạt được những thành tựu quan trọng.

   BCH Trung ương đã tập trung vào việc cụ thể hoá, triển khai thực hiện những vấn đề mới trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đại hội X; chọn đúng những vấn đề lớn, có tính chiến lược, đề ra chủ trương, giải pháp giải quyết đúng những vấn đề đặt ra, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

   Khi khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu tác động xấu đến tình hình kinh tế - xã hội nước ta, BCH Trung ương đã bổ sung chương trình làm việc, tổ chức Hội nghị Trung ương 8 để xem xét tình hình kinh tế - xã hội năm 2008, điều chỉnh mục tiêu, giải pháp, khắc phục lạm phát và ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, đưa nước ta vượt qua khó khăn, cơ bản duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, đạt tốc độ tăng trưởng khá và bảo đảm an sinh xã hội...

   Tuy nhiên, cũng còn những hạn chế, khuyết điểm cần được khắc phục.

Ông Trương Tấn Sang: BCH Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nghiêm túc tự phê bình trước toàn Đảng về những khuyết điểm...
Chẳng hạn, một số vấn đề lớn, quan trọng, gây bức xúc xã hội đã được nêu trong các văn kiện Đại hội X nhưng chưa có giải pháp khắc phục. Như nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, vấn đề đại diện chủ sở hữu và nâng cao hiệu quả DNNN, chính sách quản lý, đền bù, thu hồi đất đai, vấn đề dân chủ.

    Một số vấn đề BCH Trung ương đã ra nghị quyết, nhưng chưa cân nhắc đầy đủ nguồn lực nên khi thực hiện đã vướng mắc, chậm trễ như Chiến lược biển, tam nông.

   Nhiều vấn đề chưa được bàn kỹ, chưa có đầy đủ thông tin về những ý kiến khác nhau, chưa coi trọng việc lấy ý kiến thẩm định, góp ý của các cơ quan khoa học, các chuyên gia, nên có việc đã thông qua chủ trương nhưng khi triển khai thực hiện còn những ý kiến khác nhau, chưa tạo được sự đồng thuận cao.

Ông Trương Tấn Sang dẫn chứng, chẳng hạn việc mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội, sáp nhập một số bộ, ban đảng. Hoặc có việc Trung ương đã có chủ trương nhưng khi Chính phủ trình ra Quốc hội lại chưa được nhất trí thông qua như dự án đường sắt cao tốc.

   Theo ông Sang, công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ chủ chốt của Đảng, việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ chưa được quan tâm đúng mức.

Các ủy viên BCH Trung ương Đảng vẫn còn một số người chưa chủ động đề xuất, kiến nghị giải quyết những vấn đề quan trọng, bức xúc của đất nước. Chưa tích cực, chủ động và chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm ở vị trí công tác được giao. Chưa quan tâm đúng mức tới việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thay thế mình.

   Thường trực Ban Bí thư nhận định, nhiều cán bộ để xảy ra một số sai phạm, tiêu cực, mất đoàn kết nội bộ hoặc thiếu gương mẫu về đạo đức, lối sống, phải xử lý kỷ luật, gây dư luận không tốt, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng.

Phương án nhân sự khóa XI còn thiếu sót.

Kiểm điểm công tác Bộ Chính trị, ông Sang cho hay, Bộ Chính trị đã tập trung chỉ đạo chuẩn bị nhiều đề án trình BCH Trung ương chủ động điều chỉnh, bổ sung chương trình làm việc, giải quyết kịp thời những vấn đề lớn của đất nước về kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh và đối ngoại. Đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, chủ động, kịp thời có chủ trương hoặc kiến nghị BCH Trung ương có chủ trương, giải pháp xử lý những diễn biến mới của tình hình, cơ bản giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội...

Tuy nhiên, trong hoạt động vẫn còn một số khuyết điểm.

Chẳng hạn, còn chậm chỉ đạo khắc phục một số mặt hạn chế, yếu kém của nền kinh tế. Kết quả đổi mới, nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước còn nhiều hạn chế cổ phần hoá DNNN còn để thất thoát tài sản nhà nước quản lý hoạt động các doanh nghiệp nhà nước, nhất là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước còn nhiều yếu kém. Từ đó, hoạt động của một số tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước thấp.

Nguồn lực đầu tư của Nhà nước có tập đoàn rơi vào tình trạng phá sản, gây tổn thất lớn về kinh tế, làm bức xúc xã hội.

Cũng theo ông Trương Tấn Sang, vẫn chưa ngăn chặn, đẩy lùi, khắc phục tình trạng tham nhũng, lãng phí, gây bức xúc trong xã hội. Lãnh đạo xử lý sai phạm sau thanh tra, kiểm tra, điều tra ở một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, một số doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác chưa kịp thời.

Nhiều trường hợp, việc quản lý cán bộ không sâu sát, chưa bảo đảm đánh giá đúng cán bộ.

Phân cấp trong công tác cán bộ vẫn chưa đủ mạnh, vẫn chưa đủ rõ thẩm quyền giám sát, đánh giá cán bộ quy trình bổ nhiệm có mặt chưa hợp lý. Chưa xây dựng được quy hoạch các chức danh lãnh đạo chủ chốt Đảng, Nhà nước khóa XI chưa quan tâm đào tạo, tạo điều kiện cho các ủy viên Trung ương dự khuyết trưởng thành.

Kết quả chỉ đạo việc nâng cao chất lượng sinh hoạt, tự phê bình và phê bình, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng còn hạn chế. Nhiều cán bộ, tổ chức cơ sở đảng yếu, chưa làm tốt vai trò hạt nhân lãnh đạo chính trị, chậm phát hiện, ngăn ngừa sai phạm của lãnh đạo cơ quan, đơn vị.

Theo ông Sang, công tác giám sát trong Đảng là vấn đề mới, nhưng hướng dẫn chưa đủ rõ, gây lúng túng. Do không kịp thời phát hiện sai phạm để khắc phục nên một số cán bộ các cấp vi phạm phải xử lý kỷ luật (trong đó có cả cán bộ do Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý). Việc tự rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, nêu gương của một số cán bộ các cấp còn nhiều yếu kém, gây tổn hại đến uy tín và thanh danh của Đảng.

Việc thực hiện phương án nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XI có một số thiếu sót, khuyết điểm.

Phát huy dân chủ, lắng nghe nhiều chiều

Về hoạt động của Ban Bí thư, ông Sang cho hay, Ban Bí thư đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng Đảng, giải quyết kịp thời nhiều công việc thường xuyên, đột xuất hằng ngày của Đảng. Dù vậy, vẫn còn không ít khuyết điểm như chưa kịp thời và chủ động trong chỉ đạo lĩnh vực báo chí, xuất bản, văn học, nghệ thuật đáp ứng yêu cầu đấu tranh với các luận điệu sai trái chống phá Đảng và Nhà nước ta. Chưa kịp thời giải thích cho nhân dân về một số vấn đề lớn, nhạy cảm còn có ý kiến khác nhau.

Về tác phong làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ông Sang thừa nhận, quy chế làm việc, vai trò lãnh đạo tập thể được thể hiện rõ, nhưng trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu, trong một số lĩnh vực chưa rõ, nên vẫn còn một số công việc chậm được giải quyết. Cơ chế phối hợp và phân cấp trong giải quyết một số vấn đề quan trọng, nhạy cảm về an ninh, quốc phòng, đối ngoại, tôn giáo, tư tưởng - văn hoá... chưa được cụ thể hoá để bảo đảm chủ động xử lý đúng đắn, kịp thời một số vấn đề cụ thể.

Tự phê bình và phê bình trong Bộ Chính trị và Ban Bí thư có mặt còn hạn chế. Việc thảo luận chủ trương về một số dự án lớn chưa kỹ, chưa coi trọng việc lấy ý kiến các cơ quan nghiên cứu, các chuyên gia, khi trình ra Quốc hội chưa được sự đồng thuận, nhất trí, thậm chí có dự án không được thông qua.

Theo ông Sang, những thiếu sót, khuyết điểm trên có nguyên nhân do chưa làm rõ, quyết liệt trách nhiệm cá nhân.

"BCH Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư xin nghiêm túc tự phê bình trước toàn Đảng về những khuyết điểm, thiếu sót nói trên", ông Sang khẳng định.

Rút kinh nghiệm các hạn chế nêu trên, thời gian tới, Bộ Chính trị, Ban Bí thư sẽ tập trung tuân thủ theo một số nguyên tắc, chẳng hạn, thực hiện đầy đủ, đúng đắn nguyên tắc tập trung dân chủ, đấu tranh tự phê bình và phê bình trong tổ chức, hoạt động của các cấp uỷ, tổ chức đảng, luôn luôn giữ gìn và tăng cường đoàn kết, thống nhất trong Đảng.

Phát huy dân chủ, lắng nghe được nhiều ý kiến, tập hợp được trí tuệ của các thành viên cấp ủy, cán bộ, đảng viên đồng thời tăng cường kỷ luật, kỷ cương.

Giữ vững sự lãnh đạo của tập thể cấp ủy về những vấn đề lớn, quan trọng, đồng thời nâng cao quyền hạn, trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu.

    Các cấp ủy, tổ chức Đảng thực hiện tốt chính sách cán bộ và công tác kiểm tra, giám sát để ngăn ngừa, xử lý kịp thời các sai phạm.

Lê Nhung