28 thg 4, 2011

iPad

  Từ khi Apple tung ra iPad, nó đã tạo nên một cơn sốt trong cộng đồng người hâm mộ công nghệ, loại dốt như tôi còn thấy mê. Trên diễn đàn nào cũng bàn luận về iPad, một số trang web công nghệ, cứ 5 tin thì có đến 3 tin về iPad và các sản phẩm của Apple. Điều đó cho thấy sức hút của iPad lớn đến mức nào.
  Trước khi sang Mỹ tôi đã xác định bằng mọi giá phải là chủ nhân của chiếc iPad, sang đó iPad2 vừa chào hàng được mấy ngày, mấy buổi đi tìm đều thông báo không có, cuối cùng nhờ người quen cũng mua được.
  Tính năng của nó khỏi chê: Lướt web, chơi games, đọc sách, xem phim, xem tivi ... không còn gì để nói, Tôi cảm thấy “quá sướng” khi dùng iPad. đừng hiểu rằng tôi PR cho hãng Apple đâu nhé.

26 thg 4, 2011

Cuối cùng khổ nhất vẫn là dân

    Như vậy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 tăng 3,32%, mới sang tháng 4, CPI đã 9,64% vượt xa con số Quốc hội đề ra 7% đầu năm. Một lần nữa tính dự báo và kế hoạch chỉ tiêu đề ra của ta vào loại kém. Kế hoạch bị phá vỡ buồn quá, biết đổ lỗi cho ai hay là tại "thằng đánh máy". Chỉ số CPI là thước đo lạm phát, Nghị quyết 11 đề ra “kìm hãm lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội” nhưng chưa thấy đâu. Nghị quyết chưa giải quyết tận gốc mà chỉ chèo chống nay vá chỗ này mai bịt chỗ kia, nặng trấn áp, bọn nhà giàu đứng ngoài cười vì họ không giữ tiền Việt Nam đồng, sổ tiết kiệm toàn vàng, đôla, ôtô đắt tiền, biệt thự triệu đô…mở mắt ra là có lãi.
   Các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất lên 14% để thu hút tiền gửi, nhưng dân đâu có tiền. Thời điểm này ai dại gì mà đem vàng, đôla đi bán thiệt đơn thiệt kép, có khi mắt trắng, lại còn vi phạm pháp luật . Cuối cùng vẫn chỉ chết dân mà thôi, giá lương thực, thực phẩm tăng nhưng thử hỏi thuốc trừ sâu, phân bón… bao nhiêu thứ khác tăng bao nhiêu lần?
   Trong khi đó Mỹ có Nghị quyết gì mà mấy năm nay cả thế giới chịu sự ảnh hưởng kinh tế suy thoái mà vẫn giữ ổn định lạm phát không quá 2%. Thử hỏi những nhà hoạch định chính sách nghĩ gì? Hay tập thể chịu trách nhiệm.
  26-4- Không ngủ được viết cho vui .

23 thg 4, 2011

Hẹn gặp lại nước Mỹ


    Từ những năm 1987 - 1988, Nhà văn Lê Lựu là người Việt Nam đầu tiên được Trung tâm William Joiner (WJC - Đại học Massachussetts) mời sang Mỹ giao lưu, nói chuyện, nhằm bước đầu hàn gắn mối quan hệ giữa hai nước sau chiến tranh. Năm 1989 ông về Hải Hưng quê ông kể lại chuyến đi này, ông bùi ngùi trước tấm lòng của những cựu binh nhà văn như Kevin Bowen, Bruce Weigl, Nguyễn Bá Chung; vừa áy náy trước những chuyện cười ra nước mắt ông gây ra trên đất Mỹ. "Hồi đó, chân đất mắt toét, lơ ngơ đến một nước phát triển, tôi đã mấy lần cãi nhau với cái toilet hay cái điện thoại nhà Kevin và Bá Chung",  “Tôi không dự định gì cả mà cứ liều mà đi. Tiếng Anh tôi không biết, lên máy bay nó bay đi đâu, hạ sân bay nào mình cũng chả biết luôn. Anh Lê Mai mách nước cho tôi: “Bí quá thì ông cứ nói “help me!” (giúp tôi) thể nào cũng có người giúp!”. Tôi nghe lời anh Lê Mai cứ cầm vé nói “help me! help me!”... Khi máy bay hạ cánh, gặp một nhân viên của hãng hàng không Boeing tôi lại “help me!”. Người nhân viên này giúp tôi gọi điện cho anh Kevin sau đó anh ta bảo tôi cứ ngồi chờ rồi có người đến đón.
Lê Lựu và những người bạn Mỹ
  
   Ông Nguyễn Bá Chung, Kevin Bowen đã giúp ông một tháng tá túc ở WJC, không biết bao nhiêu tiền của. Bên cạnh kỷ niệm vui ông còn nhiều kỷ niệm không thể nào quên mà mỗi khi nhắc lại ông không cầm nổi nước mắt. Đó là trong cuộc hội thảo về văn học do WJC tổ chức có khoảng 50 người và ông nhận ra trong số họ có “nhiều người là kẻ thù”. Suốt buổi diễn ra Hội thảo, ông bị “vây hãm” bằng những câu hỏi hằn học, giễu cợt rất khó chịu. Có những câu hỏi rất châm chọc như: “Có muốn quan hệ với Mỹ không? Nếu muốn thì ông sang Mỹ để xin cái gì? Chúng tôi còn 41 xác người Mỹ nữa các anh để ở đâu? Nếu trả hết số xác lính Mỹ ấy thì đổi lại chúng tôi sẽ cho ông thóc”?!... Thuật lại những câu giễu cợt này, nhà văn Lê Lựu lại úp tay lên mặt khóc. Nhà văn Bruce Weigl ngồi kế bên ôm ông an ủi với một thái độ như là sự hối lỗi thay cho những người đã “xúc phạm ông” cách đây hơn 20 năm. Dừng hồi lâu, ông lại kể: “Tôi đã trả lời rằng: Sao các anh nỡ xem thường người dân Việt Nam thế? Sao các anh ác thế? Sao lại đổi gạo để lấy xác đồng đội thế...?”. Từ sau lần ấy thái độ của một số người đã dần thay đổi, các trường học thay nhau mời ông đến nói chuyện về văn học chiến tranh ở Việt Nam, mỗi ngày phải đi nói chuyện 3 ca, mỗi ca khoảng 2-3 giờ. Ông bảo rất mệt nhưng vẫn vui và nhiệt tình để họ hiểu rõ con người Việt nam.  Lúc đó người Mỹ muốn thăm dò khai thác tâm hồn con người Việt Nam sau chiến tranh như thế nào, Mỹ có phải là kẻ thù không?..
   Ông kể văn minh của Mỹ mà ông "bị lừa" mọi người cười ồ lên, có lần muốn buôn chuyện với nhà văn Nguyễn Bá Chung. Lão nông này vừa "alo" thì điện thoại nhà ông bạn nhảy ra một tràng: "Tôi là Nguyễn Bá Chung, hiện tôi đang đi vắng, xin hãy để lại lời nhắn". Nghe đi nghe lại chừng ấy chữ, ông nổi đóa, vùng vằng đáp trả vào ống nói: "Rõ ràng là ông đang nói với tôi, thế mà ông lại bảo là đi vắng. Không muốn nói chuyện với tôi thì ông cứ nói thẳng". Hôm sau gặp lại, Nguyễn Bá Chung mới cười mà rằng: "Ông đi cãi nhau với cái điện thoại làm gì”. Ông kể rồi cười giòn, vừa hồn nhiên, vừa ngượng nghịu.
   Mấy năm gần đây việc sang Mỹ là quá bình thường chỉ cần 4000 đôla đi cả Đông và Tây nước Mỹ. Các phái đoàn của Đảng, Nhà nước sang làm việc có lúc thông cáo có lúc không. Trung ương cũng bật đèn xanh để Bí thư, chủ tịch các tỉnh sang đó đó “thăm quan học tập” cùng các doanh nghiệp.  Những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ “các hạt giống đỏ”mang tên thiếu sinh quân được cử sang Liên Xô ăn học và rèn luyện, đồng thời bảo đảm an toàn sau này về nước làm lãnh đạo. Nhưng từ năm 1991 sụp đổ của các nước Châu Âu, cán bộ cao cấp của ta không dại gì mà cho con sang đó, đua nhau cho con sang Mỹ, có cháu học từ trung học, theo tiếp lấy bằng tiến sỹ. Nghĩ cũng nực cười mới hôm nào không ngớt lời chửi rủa, bây giờ thay đổi tư duy thế nào mà các ông các bà không sợ mất con lại đưa con sang nước đế quốc nó đang giẫy chết, không sợ rơi xuống vực à? Có ông "khoẻ" hơn dắt díu tất cả con cháu họ hàng sang rồi mua nhà bên Mỹ tính kế lâu dài. Sau mấy năm có bằng cấp, có đôla trở Việt Nam tỏ ra tự hào với mọi người được sang Mỹ du học "thành tài" nay về kiến thiết xây dựng đất nước, trong số này có người nếu thi đại học ở Việt Nam chắc chắn không vượt qua điểm sàn của Bộ GD-ĐT, tìm hiểu mới biết những gia đình có nhiều tiền của và thế lực mới đủ sức sang đó học, tất nhiên loại trừ các cháu học giỏi có học bổng.
   Tôi sang bên đó trở về đến nay vừa tròn một tháng cũng không ít kỷ niệm. Hiện nay trên người tôi vẫn còn mang thương tật của chiến tranh do Mỹ gây ra, hàng tháng vẫn lĩnh tiền thương tật, không phải vì thế mà mang tính hận thù, trước hôm đi có người khuyên tôi hãy cảnh giác. Song mọi điều suy nghĩ  xấu về Mỹ đều tan biến. Nhiều người sang đây đều nhận xét chung người Mỹ nhân hậu hơn ta tưởng, thực sự “hiền khô” sống chân thực không dối trá, nhiều đức tính mà người Việt Nam phải học.  Họ không giáo điều, lãng phí thời gian, những hành vi cử chỉ đẹp được hình thành phát triển qua công việc hàng ngày. Họ có tính tự lập, tự giác rất cao dù có sự giám sát hay không nhưng họ vẫn thực hiện chấp hành rất nghiêm. 
   Trong bữa ăn họ rất ít uống bia rượu toàn nước khoáng có hôm vui họ mời mọi người uống nước hoa quả lên men tương tự như bia, họ bảo sợ mấy người Việt ở bên này trong các bữa tiệc, mỗi khi “một hai ba zô” sau cuộc nhậu ấy trên bàn không biết bao nhiêu vỏ chai và cốc, có người không về nổi nhà. Ở khách sạn cũng như nhà riêng mở máy tính không thấy có biểu tượng "Y! Messenger", tôi thấy hơi lạ văn minh như thế mà lại bỏ qua, sau này mới biết họ không có thời gian "chát" và buôn chuyện như ở Việt Nam mọi công việc đều gửi "mail" hoặc alô cho nhanh.
   Dân Mỹ rất tôn trọng luật pháp, cảnh sát tôn trọng con người, giải quyết sai phạm mang tính giáo dục và ngăn ngừa, chứ không hách dịch như ở Việt Nam, nói ra là mang tính đe dọa, đưa luật pháp ra nghe cũng đủ sợ.
   Cán bộ của ta sang đây rất đông, họ đều hợp thức hoá bằng cách dự hội thảo, trao đổi kinh nghiệm học tập nhưng thực ra là đi du lịch, kinh phí lấy từ ngân sách hoặc doanh nghiệp địa phương tài trợ, người Việt có quốc tịch Mỹ họ không muốn gặp cán bộ của ta từ Việt Nam sang, thậm chí họ còn ghét bỏ, tôi biết có lần đoàn cán bộ cao cấp của ta muốn tổ chức gặp gỡ Việt Kiều ở Quận Cam phải thay đổi giờ, và đi cửa sau sợ họ đến phá phách lăng mạ, có lần họ đem biểu ngữ, ảnh biểu tình ngoài phòng họp Hiến pháp của Mỹ cho phép như vậy.  Nhưng ngược lại có ông cũng muốn làm quen với những phần tử “bất hảo” ở Việt Nam nay sống trên đất Mỹ. Tôi gặp một người người Việt nổi tiếng là dân đao kiếm làm ăn ở bang California anh ta khoe “Em có danh thiếp của nhiều ổng to bự bên nhà, (tôi nhìn thấy danh thiếp của  tướng H) còn dặn khi về Việt Nam nhớ gọi ổng không sợ gì”. 
 Tôi đã đọc thông tin về Tổng thống Enxin đến NY, đứng trước tượng Thần tự do ông nhắc một câu trong kinh thánh “Còn phải tìm Thiên đường ở đâu, Thiên đường là đây”, rồi ông đi một vòng quanh Tượng thần Tự do và nói đại ý “Đi một vòng quanh Tượng thần mà thấy tự do lên gấp trăm lần”. 
  Còn ông Chủ tịch đảng Đặng Tiểu Bình, có lần báo chí của ta lên tiếng bảo là hợm hĩnh, ngu dốt, nịnh bợ sang bên đó đi mặc quần bò Levis của Mỹ, cưỡi ngựa đội mũ ca bồi, tôi nghĩ ông ta khôn hơn ta nhiều chẳng dại thế đâu.
  Họ giáo dục cho dân Mỹ rất giản đơn, không đao to búa lớn, thậm chí không tốn kém còn sinh lời, tôi đã đến quảng trường thiết kế ngôi nhà đổ, đến đây không chỉ là nơi tham quan du lịch mà còn nhắc nhở mọi người cảnh giác thảm hoạ đó là động đất và sóng thần, mà chính con người thiếu ý thức gây ra do phá hoại thiên nhiên.

Ngôi nhà đổ biểu tượng của động đất sóng thần


Trên trang của ông Trần Hữu Dũng

Những câu nói bất hủ của ngài phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng

22 thg 4, 2011

"Bài ca hy vọng" của nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo

   Phiên sơ thẩm ngày 4.4.2011 Tòa Hà Nội đã kết án Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ 7 năm tù giam + 3 năm quản chế với tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”.
 
   Kết án mà chưa chắc đã thành án, vì trên Tòa sơ thẩm còn có Tòa phúc thẩm, trên Tòa phúc thẩm còn có Tòa Giám đốc thẩm. Đó là sự dân chủ của Nhà nước pháp quyền. Từ án tù có thể được quyết thành án treo, cũng có thể quyết trắng án. Tòa trên có thể xóa bản án của Tòa dưới. Nói như dân gian xứ Nghệ: “con bò nó ngu (ngu như bò) thì có con tru (trâu) nó giỏi”.
Theo logic của nhà nước ở Việt Nam thì thời phong kiến có cái trống để dân kêu oan với triều đình, còn thời Cộng hòa (XHCN) phải có đơn kêu oan, mà đơn sau sơ thẩm là “đơn kháng án”, nghĩa là người bị xử cho rằng bị oan, có quyền kháng án. Cù Huy Hà Vũ trong trường hợp này đã làm đơn kháng án, giống như đến sân triều gióng lên một hồi trống.
Kể cũng lạ, sau phiên sơ thẩm (dù nhân danh nước CHXHCNVN) chắc gì đã đúng, vậy mà người bị xử vẫn không được sự thăm nuôi của vợ con, gia đình, cứ như là vụ án đang trong giai đoạn điều tra. Anh đã xử người ta có tội rồi, dù là tội tử hình thì cũng phải cho người ta ăn một miếng do vợ nấu chứ. Hay là sợ vợ mớm cung? mà không cho gặp vợ? Cái thời sống bằng pháp luật thì Tòa án, CA có gì mà phải sợ hãi đến thế! Làm thế mà cứ nhơn nhơn tuyên bố nhân quyền nhân quẹo, không sợ méo mồm.
Biết vậy mà tôi vẫn hy vọng.
Có hàng trệu người hy vọng chứ không phải chỉ mình tôi.
Người trong nước (gà cùng một Mẹ) hy vọng đã đành. Người nước ngoài cũng hy vọng.
Hy vọng cái gì? Hy vọng Nhà nước Việt Nam sẽ trả tự do cho Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ.
Không ngẫu nhiên mà hàng nghìn trí thức, tướng lĩnh đã ký vào Kiến nghị trả tự do cho Cù Huy Hà Vũ, một người vừa bị Tòa sơ thẩm kết án 7 năm tù vì tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”. Đã “chống Nhà nước” thì chả ai thèm ủng hộ, vì Nhà nước là của dân, mà trí thức, tướng lĩnh đều con dân nước Việt. Vậy thì những người đòi trả tự do cho Vũ, chắc chắn tin anh không chống Nhà nước. Chả lẽ những trí thức, tướng lĩnh nổi tiếng kia đều là “con bò” cả? Ngô Bảo Châu mà Nhà nước vừa tôn vinh bằng cả cái nhà hơn chục tỷ với cái chức Viện trưởng cũng chửi Tòa của Nhà nước là kẻ “sợ hãi” cũng là “con bò” sao?
Tôi hy vọng Nhà nước sẽ nghe trí thức, tướng lĩnh – nghe trí tuệ của Nhân dân.
Thực ra hai chữ hy vọng cũng chỉ là hy vọng chứ chưa phải là Niềm Tin.
Bao giờ Hy vọng trở thành Niềm Tin, lúc đó Nhà nước mới thực sự là của Dân.
Nói tóm lại, gửi một niềm hy vọng trả tự do cho Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ là gửi một tin yêu đang sắp thành hình, muốn nó thành hình, thành sự thật. Hy vọng như một cái thai đang hình thành một con người, một con người mạnh khỏe của nền Cộng hòa, chứ không phải thành một quái vật.
Tôi vẫn hy vọng nước tôi lớn mạnh, dân tôi hạnh phúc.
Tôi hy vọng nhà cầm quyền tôi (dân) sáng suốt và bao dung.
Tôi hy vọng nước tôi có nhiều trí thức – sĩ phu.
Tôi hy vọng …
Tôi hy vọng phiên tòa xử phúc thẩm Cù Huy Hà Vũ không “vỡ xuồng” như phiên tòa sơ thẩm.
Và tôi hy vọng vụ án mà lý do ai cũng biết (chỉ tòa không biết) này, đừng phải dùng đến Giám đốc thẩm.
22.4.2011 -Hà Nội. Sau ngày biết tin Vũ kháng án.

20 thg 4, 2011

Tháng 4

Tiểu đội chỉ huy C384 năm 1967
   Nhiều năm nay mỗi khi tháng 4 về tôi rất sợ. Chiều nay 20-4 đến thăm đại đội trưởng Nguyễn Hữu Đổng nhắc lại trận chiến đầu tiên của đại đội 384 pháo cao xạ bảo vệ Hải Phòng trong những năm chiến tranh phá hoại. Tôi nối điện thoại từ Bắc vào Nam với những chiến sỹ đại đội năm xưa chưa ai quên ngày đó mặc dù đã cách đây 43 năm, họ còn nhớ chi tiết từ thời gian máy bay vào HP cho tới đơn vị nổ súng, ai còn ai mất ngày đó.
Rồi từ đó trở đi cứ đến tháng 4 hạn đến với tôi:
 Tháng 4-1968 tăng cường cho cao xạ 100, vì đơn vị mất mát quá nhiều, rađa bị bom không kịp sửa và lại muốn đánh trực tiếp không cần rađa, chỉ cần 6000m là nổ súng.
 Tháng 4-1969 Cả đêm cùng Vũ Hữu Lâm nằm trong rừng vì lạc đơn vị.
 Tháng 4-1970 vào chiến trường Nam Lào bảo vệ cho tên lửa đánh máy bay B52.
 Tháng 4-1971 bị thương nằm viện 6 tháng.
 Tháng 4-1972 Ôn thi đại học bị mất Chiếc Rađio Nhật của bạn trị giá vài cây thời bấy giờ.
    Có phải vì Tôi sinh Tháng 4 dương lịch?

Bức ảnh Sài Gòn năm 1968


    Tết Mậu thân điểm đỉnh của cuộc chiến tranh ác liệt, sau cuộc Tổng tấn công nhiều cơ sở ở Sài Gòn bị mất trắng, điển hình là trận Khe sanh.
    Bức ảnh có tên SaiGon Execution (Hành quyết ở Sài Gòn), 1968 giành được một Giải Pulitzer. Sau này được xếp vào bức ảnh "đẹp" của cuộc chiến tranh.
Tướng Nguyễn Ngọc Loan cầm súng, bên cạnh là đại uý đặc công Nguyễn Văn Lém chỉ vài giây sau chuyện gì xảy ra?
  Đằng sau bức ảnh là cả một câu chuyện sợ hãi đến nỗi khó tin. Có phải là hệ luỵ?

SaiGon Execution

16 thg 4, 2011

Đồng thuận là gì?


   Một thuật ngữ được báo chí và truyền hình sử dụng khá nhiều trong những năm gần đây, từ Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, tân tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho tới ông tổ trưởng dân phố nói nhưng lại đang được hiểu một cách không đầy đủ. Tra từ điển Tiếng Việt chỉ thấy: Đồng bọn, đồng chí, ..đồng nát… không thấy có đồng thuận. Có thể khẳng định, cho đến nay khái niệm đồng thuận vẫn chưa được nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện và phổ biến trong dân. Thực ra, đồng thuận là khái niệm xuất hiện từ lâu, từ khi có sự chung sống cộng đồng do nhu cầu hợp tác của con người để bảo tồn cuộc sống. Và cho đến nay, đồng thuận vẫn luôn là nền tảng duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội loài người. Ngày nay, khi con người càng giao lưu, càng gây ảnh hưởng lên nhau bao nhiêu thì sự đồng thuận càng có vai trò bấy nhiêu.
    Wikipedia Tiếng Việt nêu: "Có thể hiểu một cách đơn giản, đồng thuận là kết quả của sự tự giác, sự tự nguyện đồng ý của mọi người với nhau chứ không phải là kết quả của sự cưỡng bức." Nhưng đồng thuận xã hội, đồng thuận chính trị, đồng thuận kinh tế… là gì lại càng khó hiểu trong dân, thế mà hàng ngày mọi người đua nhau nói đồng thuận thật khó hiểu ngay cả chính mình.

Khó quên một cái tên quê ấy


   Hôm 15.4, Toyota Việt Nam (TMV) đã chính thức nói "lời xin lỗi chân thành nhất tới quý khách hàng nói riêng và người tiêu dùng Việt Nam nói chung" và công bố triệu hồi 73.240 xe Innova và Fortuner được sản xuất kể từ ngày 23.12.2010 trở về trước.
    Để có được "lời xin lỗi chân thành" của TMV, là cả một quá trình dài hơn bốn tháng miệt mài nêu ý kiến, căng thẳng và mệt mỏi của kỹ sư Lê Văn Tạch. Trước khi sự việc được đưa ra công luận vào đầu tháng 4.2011, ít ai biết rằng kỹ sư Lê Văn Tạch đã nhiều lần gửi thư cho lãnh đạo TMV, trong đó có cả thư gửi Tổng Giám đốc A.Tachibana. Lá thư đầu tiên kỹ sư Lê Văn Tạch gửi Tổng Giám đốc TMV, ông A.Tachibana vào ngày 10.12.2010 nhưng không có hồi âm. Cuối cùng ngày 29.3.2011, anh quyết định gửi tài liệu lên cho Cục Đăng kiểm Việt Nam và các cơ quan báo chí. Đó là toàn bộ hành trình tố giác của kỹ sư Lê Văn Tạch để rồi sau khi sự việc được công bố trước công luận đúng 15 ngày, Toyota Việt Nam đã chính thức triệu hồi hơn 73 ngàn xe Innova và Fortuner đồng thời nói lời xin lỗi khách hàng.

Hoà thượng Thích học toán nghĩ gì?

Cảm nghĩ về Ngô Bảo Châu.

11 thg 4, 2011

Về với các Vua Hùng

    Hai ngày 9, 10 tháng 4, Hội toán học Hà Nội, Vụ Trung học phổ thông (Bộ GD) cùng với Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Thọ tổ chức Hội thảo chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi bậc trung học. Tại đây được gặp lại các hiệu trưởng, giáo viên, trường chuyên các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hoà Bình, Quảng Ninh, Tuyên Quang…tay bắt mặt mừng vì lâu ngày gặp lại. Tôi có báo tham luận “ Đứng trước các Giáo sư như GS Nguyễn Đăng Phất, Nguyễn Văn Mậu… tôi thấy bài viết của mình nhỏ bé nhưng với lòng say mê toán…” nhiều học viên cao học có bài viết nhưng không mang tính thời sự những bài toán ấy chỉ tồn tại vào những năm 1980.
    Sau một ngày trao đổi thảo luận, Sở GD và trường Chuyên Hùng Vương đưa đoàn đi dâng hương Đền Hùng, mới 8 giờ sáng mà xe không còn chỗ đậu người đi nườm nượp, chen lấn xô đẩy nhiều lúc dòng người như đứng yên không thể nhấc chân lên, tôi lại nhớ truyện ngắn Linh Nghiệm của Trần Huy Quang viết năm 1992.
 Trên đường về ghé thăm Đồi 79 ở Sóc Sơn.
Học sinh trường Hùng Vương múa chào mừng Hội thảo
GS NV Mậu Chủ tịch TP Việt Trì và GĐ Sở GD-ĐT

Các đại biểu dự Hội thảo

Hiệu trưởng Châu và giáo viên Lạng Sơn

Giao lưu với giáo viên và học sinh Lâm Thao

Trên đường đi dâng hương Đền Hùng

Cả đoàn chìm trong dòng người lễ hội

Điện thoại không nghe được
Báo cáo trước Hội nghị

6 thg 4, 2011

Nhặt từ bloger về vụ án Cù Huy Hà Vũ

    Hôm 3/4 trên trang của Nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo và hôm nay Giaó sư Ngô Bảo Châu (một trong mười công dân tiêu biểu của Hà Nội năm 2010) trên trang Thích học toán có bài viết về Cù Huy Hà Vũ xin gửi cùng bạn đọc:
   "..Nhưng phiên Tòa đang bắt đầu. Và tôi muốn gửi một niềm hy vọng tới cả 2: Cùng hiểu Luật như nhau.
Phải nói ngay rằng, cái vụ đưa Ts. luật Cù Huy Hà Vũ ra Tòa quá ư là phức tạp. Phức tạp ở chỗ có nhiều luồng nhận thức và dư luận khác nhau. Công an điều tra, viện Kiểm sát đều khép tội TS. luật Cù Huy Hà Vũ “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”. Công luận trong nước và quốc tế cũng như gia đình Cù Huy Hà Vũ lại cho rằng anh không phạm Luật. 
Theo thông tin được công bố thì có 600 chữ ký trong và ngoài nước vào “Thỉnh nguyện thư” của gia đình bị cáo yêu cầu “giải oan và trả tự do cho Ts. Cù Huy Hà Vũ”, trong đó có cả chữ ký của nhiều tướng lĩnh cao cấp trong quân đội NDVN như Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh… Những vị này tôi đã có dịp gặp, và tôi biết họ rất trung thành với tư tưởng nhân đạo của Bác Hồ (họ mãi mãi là “bộ đội Cụ Hồ”). Và họ có cách nhìn nhận theo đúng quan điểm trung thành của họ. Tôi đã từng gửi niềm tin vào họ (vì tôi cũng từng là “bộ đội Cụ Hồ”), và tôi vẫn còn gửi niềm tin vào họ, những người mãi mãi vì dân vì nước.
Chiều nay, ngồi trò chuyện với một vị Cựu Bộ trưởng, cựu Ủy viên Trung ương Đảng, hiện đang trong ban cố vấn của Chính phủ về “vụ Cù Huy Hà Vũ”, tôi ngạc nhiên nghe ông nói: “Vớ vẩn”. Hai từ “Vớ vẩn” phát ra từ ông như chả cần phải suy nghĩ gì nhiều, hay là ông đã suy nghĩ quá kỹ rồi? Tôi cũng không muốn hỏi gì thêm về ý kiến đó của ông, bởi vì tôi đã chuyển từ trạng thái ngạc nhiên sang trạng thái ngược lại – chả cần ngạc nhiên gì. Bởi với ông, nó là thế – “Vớ vẩn”." NTT

    "Tôi vốn không đặc biệt hâm mộ ông Cù Huy Hà Vũ. Những lý lẽ ông đưa ra tôi cũng không thấy có tính thuyết phục đặc biệt. Nhưng với những gì xảy ra gần đây, ông thể hiện mình như một con người không tầm thường. Như Hector người thành Troy, như Turnus người Rutuli hay như Kinh Kha người nước Vệ, ông Vũ không hề sợ hãi khi phải đối mặt với số phận của mình. Những nhân vật huyền thoại này đã làm mọi thứ để được đối mặt với số phận, để hoàn thành sứ mệnh của mình trong cuộc đời này.
Đối diện với ông Vũ là những người bắt ông bằng hai bao cao su đã qua sử dụng, là phiên tòa nửa công khai, nửa bí mật xảy ra ngày hôm qua và là ông quan tòa từ chối thực hiện thủ tục tố tụng để tránh tranh luận về nội dung những bài viết, chứng cớ về những việc được cho là vi phạm pháp luật của ông Vũ. Có cố tình làm mất thể diện quốc gia, chắc cũng khó mà làm hơn mấy ông bà này. Nghĩ mãi tôi cũng chỉ tìm ra hai cách lý giải. Khả năng thứ nhất là họ muốn làm nhanh cho xong việc. Trong trường hơp này, họ rất xứng đáng được truy cứu trách nhiệm. Khả năng thứ hai là ông quan tòa sợ phải đối mặt với những lý lẽ của ông Vũ. Trong trương hợp này, rất nên tạo điều kiện cho ông ta chuyển sang công tác khác, phù hợp hơn. Không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ
GS NBC

4 thg 4, 2011

Las Vegas

      Từ Salt lake City của bang Utah chúng tôi đến Las Vegas bằng ôtô phải mất 8 giờ (gần 700 km) trên đường đi nghỉ ăn trưa, sang Mỹ không đến “Thủ đô giải trí thế giới” là chưa đến Mỹ, thành phố La Vegas là thành phố được hình thành từ đầu thế kỷ 20, đến năm 1911 các sòng bạc được mở. Las Vegas không phải là thủ phủ nhưng là một thành phố lớn, hiện đại của bang Nevada, nằm giữa sa mạc, điều kiện tự nhiên rất khắc nghiệt. Nếu đến Las Vegas vào giữa mùa hè, nhiệt độ bên ngoài lên tới 43 độ C vào ban ngày, và 39 độ C vào ban đêm. Ở ngoài trời, cái gì cũng nóng. Gió nóng, cát nóng, mặt đường nóng... đến cả những ngọn cỏ hiếm hoi lúc nào trông cũng như bị cháy xém.
Cách xa Las Vegas hàng giờ ô tô nhưng hai đêm những người bạn Mỹ đưa tôi đến đó. Nằm cách các trung tâm đô thị gần nhất tới vài trăm km, những con đường cao tốc dẫn đến Las Vegas luôn nườm nượp xe cộ. Trong triệu lượt người từ khắp nơi trên thế giới đổ đến đây hàng năm, phần nhiều là để đánh bạc, số còn lại là khách du lịch. Sân bay tiêu chuẩn quốc tế nằm ngay trong thành phố rất tiện lợi cho du khách đến đây.
     Sòng bạc đầu tiên nói đến là Luxor - đặt theo tên địa điểm du lịch lớn nhất của Ai Cập. Đây là một tòa kim tự tháp 30 tầng, được bọc hoàn toàn bằng kính đen với tượng một con nhân sư khổng lồ cao hàng chục mét dựng ở lối vào. Trên đỉnh chóp là chiếc đèn pha sáng nhất thế giới, chiếu thẳng lên trời vào buổi tối. Ánh sáng của chiếc đèn này và Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc là hai thứ duy nhất của trái đất có thể nhìn thấy từ mặt trăng bằng mắt thường. Bên trong Kim tự tháp là một sòng bạc rộng hơn 11.000 m2 và 4.408 phòng khách sạn, được bài trí theo phong cách Ai Cập với hình các nhân vật trạm trổ trên tường. Tôi chưa đến Ai Cập qua sử sách thấy xa xỉ ở bên trong có lẽ khiến các ông vua Pharaon của Ai Cập cổ đại phát ghen tức, nếu họ còn sống đến bây giờ.
Sòng bạc Paris Las Vegas cũng không kém, với một tháp Eiffel có tỷ lệ bằng 1/3 kích thước thật mọc lên từ một bên cạnh của tòa nhà, và mô hình rất lớn Khải Hoàn Môn ở cổng vào. Bên trong được bài trí như một khu dân cư của thành phố Paris với các hiệu bánh mì, hiệu cà phê, quảng trường, cột đèn đường... và thậm chí còn có cả người bán hàng rong đi đi lại lại, rao hàng bằng tiếng Pháp. Trần của tòa nhà được trang hoàng bằng hình vẽ đám mây bay, với hiệu ứng ánh sáng tạo cảm giác như đang đứng ở ngoài trời. Tất cả gây ấn tượng vừa rất Pháp vừa rất... giả tạo.
   Sòng bạc Treasure Island (Đảo Giấu Vàng), gần khách sạn tôi ở không đạo theo kiến trúc của một địa điểm nào nhưng lại xây dựng cả một khu làng chài của các băng cướp biển thế kỷ 18, với các vách núi, cây cọ, mô hình tàu thuyền to như thật. Vào buổi tối, cứ 90 phút, ở đây lại diễn ra một trận chiến được biểu diễn vô cùng sinh động giữa tàu khu trục của Anh và các tàu cướp biển, thu hút rất nhiều người xem. Cũng với kiểu biểu diễn miễn phí ngoài trời như thế, sòng bạc Bellagio lại có một hồ nước rộng hơn 34.000 m2, nằm ngay sát đại lộ, với một hệ thống đài phun nước cực kỳ hiện đại hoạt động theo tiếng nhạc. Vào buổi tối, cứ khoảng 30 phút một lần, đài này lại “khiêu vũ” theo một bản nhạc nào đó. Hàng trăm cột nước được phun lên cực mạnh từ dưới lòng hồ theo nhịp điệu, lúc thấp lúc cao tới 50-60m, lúc sang phải lúc sang trái, cái trước cái sau, cộng với ánh sáng, tiếng nhạc tiếng nước rơi từ trên cao xuống tạo nên một cảnh tượng vô cùng ngoạn mục.
Hàng trăm sòng bạc ở đây là hàng trăm kiểu xây dựng và biểu diễn khác nhau, nhưng cùng một mục đích: thu hút con bạc và khách du lịch. Chỉ cần lôi kéo được người ta vào trong là đã thắng hơn một nửa. Khi ở trong những tòa nhà ấy rồi thì du khách sẽ thực sự bị lôi cuốn bởi sự mát mẻ của không khí và những nữ tiếp viên sẵn sàng phục vụ, mọi đồ uống đều miễn phí. Tuy nhiên, cái giữ chân người ta mạnh nhất, lại chính là những chiếc máy đánh bạc. Có hàng trăm chiếc máy như vậy trong mỗi sòng, đủ cỡ đủ loại với các kiểu chơi khác nhau nhưng “dễ gần”, dễ chơi.
     Vào đây khái niệm “sáng” và “tối’ là rất mơ hồ vào trong Cung điện ngước nhìn lên không biết là ngày hay đêm vì tạo ánh sáng và mây như ngoài trời. Người đến đánh bạc được “Free” nhiều thứ, các sòng bạc có rất nhiều chế độ ưu đãi như: Giảm giá đặc biệt cho phòng nghỉ, miễn phí ăn uống v.v... tạo mọi điều kiện để họ chơi hết tiền và hết năm này qua năm khác.
    Đối với một số dân Mỹ, Las Vegas là thiên đường, với một số khác thì đó là một sự hổ thẹn. Bằng sự ồn ào và ánh sáng nhấp nháy, Las Vegas dường như muốn che giấu số phận của bao nhiêu con “thiêu thân” đã, đang và sẽ đốt cháy cuộc đời của họ vào cờ bạc và ăn chơi quá độ.Thành phố này còn có tên "Nhà thờ và tiệc cưới" 24/24, chỉ cần vài chục đô  là có tiệc cưới sang trọng, nên rất nhiều du khách đến đây tổ chức cưới và hưởng tuần trăng mật.
Mấy người trong đoàn cũng chơi và có người thua người được, một cô ở Sai Gòn nới với tôi:
- Năm trước em trúng chứng khoán ở Việt Nam cùng bà ngoại sang đây đánh ba ngày ba đêm. Còn tôi nói với mọi người rằng “Tôi chơi để ghi nhận mình đã đến La Vegas đánh bạc”.
Las Vegas về đêm

Hoa thật trong Las Vegas



Nhìn lên không ai nghĩ là đêm

Sòng bạc của NY



3 thg 4, 2011

Một số hình ảnh chuyến đi Mỹ

Tại sân bay Tokyo

Quán phở Tây Hồ tại Mỹ

Đợi ăn phở

Đi siêu thị

Trụ sở Nu Skin

Phở Hải sản 10$

Đi Out lets (chợ trời)

Tại Reort lấy bối cảnh cướp biển Caribes


Người bạn Mỹ

Đêm tại Las Vegas

Giấy chứng nhận qua lớp Hội thảo