3 thg 10, 2013

HỘI CHÉM GIÓ


  
     Sáng nay ngồi với anh bạn anh tâm sự " Sao bây giờ nước mình nhiều cao thủ chém gió thế, không chỉ chém gió trong nước mà còn chém gió cả ở nước ngoài, tệ hơn còn chém gió ở diễn đàn lớn hẳn hoi" 
  Tôi cứ suy nghĩ mãi, "chém gió" là từ mới xuất hiện hơn chục năm nay, "chém" là động từ mà "chém gió" thì quá dễ, dao sắc hay cùn đều chém được hết vì kiểu gì gió cũng đứt.
  Tuần trước dự Hội thảo ông N vừa bước lên diễn đàn, mọi người đã nói "lại sắp được nghe chém gió", quả nhiên hơn 30 phút ông thuyết trình chẳng có một tý nội dung nào, ông có biết rằng ngồi dưới rất nhiều GS, tiến sỹ, thạc sỹ họ biết cả, có phải đâu còn là của thập kỷ  80 của thế kỷ trước, ông muốn nói gì thì nói, họ chỉ há mồm mà nghe "khen ông giỏi" như thuở nào. Nhưng hôm nay họ cười chẳng lẽ lại bịt tai, hoặc rung chuông, la ó mời ông xuống như nước ngoài. Ông càng nói càng thêm mất điểm!
  Nước ta bây giờ nói đến "chém gió" quen quá rồi, trên Fastbook xuất hiện quá nhiều, họ còn tổ chức Đại hội chém gió mà bạn xem clip trên. Câu lạc bộ chém gió, quán chém gió, trà chanh chém gió. Không chỉ có người lớn mà lây cả đển trẻ em, và con vật. Tưởng rằng chém gió là dễ hóa ra cũng phải học vì có bằng cấp, chứng chỉ hẳn hoi. Hài hước quá, khen thay họa sỹ nào mà sáng tạo vậy?
  Song lãnh tụ mà chém gió thì mới đáng sợ, thậm chí còn nguy cơ. Đừng nghĩ chém gió không phương hại đến ai. Không biết suy nghĩ của tôi có đúng không?










4 nhận xét:

  1. Đã xin phép bác chủ nhà, Hiền Giang tôi dẫn link bài này về wall fb của mình được nhiều người vào like và bình luận, có cả những còm đưa hình ảnh về chém gió vui đáo để. HG xin copy một comment do BTV trang Ba Sàm giới thiệu:


    Manh Kim · 226 người theo dõi
    30 tháng 9 lúc 9:20 · Đã chỉnh sửa ·
    “Chém gió” là gì? Chắc chắn không ai biết người nào đã đặt ra cụm từ này và nó xuất hiện chính xác vào lúc nào. Gốc gác và tông tích của nó, như hầu hết tiếng lóng khác, hoàn toàn mơ hồ và trong thực tế gần như chẳng ai thèm quan tâm đến việc ai đẻ ra nó. Đại khái, nó có nghĩa gần tương tự “ăn tục nói phét”, “nói thánh nói tướng”, “bốc phét”, “tào lao thiên địa”, “tào lao bí đao”, “nói giỡn cho vui”…

    Bây giờ là thời cực thịnh của chém gió, chém quyết liệt, chém túi bụi, chém loạn cào cào, chém dữ dội còn hơn giang hồ xách mã tấu chém nhau đổ máu lai láng ngoài đường. Thậm chí người ta chém gió ì xèo không phải bằng vài hàng status mà bằng cả nguyên quyển sách.

    Tóm lại, chém gió là hình thức bày tỏ tâm trạng, một thứ biểu hiện liên quan văn hóa xã hội. Và chém gió được mặc định (nói vậy không biết đúng không?) là dành cho cộng đồng. Nó chắc chắn không thể dành cho giới lãnh đạo, bởi phát biểu của lãnh đạo, cũng được mặc định, là phải nghiêm túc, có độ tin cậy cao, phải chuẩn mực, phải nghiêm cẩn, đại loại như kiểu “tứ mã nan truy”. Phát biểu lãnh đạo-quan chức không thể nói vung nói càn và càng không thể được mang ra làm trò cười để người dân “chia sẻ” và lấy đó làm đề tài để “chém gió” tiếp. Bất cứ lời nào thốt ra của lãnh đạo cũng được mặc định là có cân nhắc, có lượng định hậu quả và thậm chí cả “trách nhiệm”. Báo chí và người dân luôn record lại những gì quan chức phát biểu và sẽ “truy cứu” trách nhiệm từ những gì vị quan chức ấy nói. Cũng một câu nói đó nhưng giá trị và ý nghĩa của nó chắc chắn sẽ khác nếu nó được quan chức thốt ra chứ không phải từ người dân bình thường.

    Mới đây đọc báo thấy ông Bộ trưởng giáo dục Phạm Vũ Luận phát biểu: “Bước vào trận đánh, từ tướng lĩnh đến binh lính phải quyết tâm, tin vào chiến thắng, sẵn sàng trả giá. Tôi coi thực hiện để án đổi mới giáo dục lần này là một trận đánh lớn”…

    Sẽ rất là không hay nếu người dân xem đó như một lời “chém gió”. Không, đừng nên, xin đừng, đừng bao giờ để người dân lại nói ông “chém gió” bạo quá, thưa ngài bộ trưởng. Tôi không tin rằng ông cũng thuộc loại giang hồ chém gió. Ông là quan to. Tôi tin ông! Niềm tin của tôi dành cho ông cũng tương tự “ông giao thông” và “bà y tế” vậy!

    Trả lờiXóa
  2. Hai cụm từ như vậy: “phát huy nội lực”“lòng tin chiến lược”. Một gắn với chính sách đối nội và cái kia gắn với đối ngoại. Phải chăng cũng là chém gió.
    .
    Các cụ gọi những trường hợp này là bốc khoác. Thanh niên gọi là phét lác thôi thì là toang toác của chị cả tươi cho lành.

    Trả lờiXóa
  3. Tôi không biết chắc chắn cụm từ" Chém gió" ra đời chính xác là vào thời điểm nào nhưng " tác giả" đầu tiên thì đúng là cụ Đỗ Mười. Cụ ấy- mỗi khi đăng đàn- đều dùng tay trái " chém" phầm phập như người ta băm xương vậy. Vì chỉ chém không khí, mỗi nhát chém tạo ra gió nên gọi là chém gió thôi. Có điều, vì những lời cụ Mười phát ra - cũng như những người sau này bắt chước cụ ấy- hoặc là rỗng tuếch, vô bổ hoặc là bốc phét nên " chém gió" ngày càng mang hàm nghĩa xấu. Bây giờ thì nói kẻ nào hay " chém gió" đều có nghĩa đó là kẻ chẳng ra gì!

    Trả lờiXóa
  4. Một bài viết để lại nhiều ấn tượng cho người đọc. Cám ơn anh.

    Trả lờiXóa